(Baothanhhoa.vn) - Huyện Hà Trung là vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa, trong đó có các phong tục, tín ngưỡng, lễ hội, làng nghề, hệ thống di tích lịch sử văn hóa... Bởi vậy, những năm qua, huyện đã không ngừng phát huy vai trò của cộng đồng trong việc nâng cao chất lượng công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, coi đó là sức mạnh, cội nguồn cho sự phát triển bền vững.

Phát huy sức mạnh cộng đồng trong xây dựng đời sống văn hóa ở Hà Trung

Huyện Hà Trung là vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa, trong đó có các phong tục, tín ngưỡng, lễ hội, làng nghề, hệ thống di tích lịch sử văn hóa... Bởi vậy, những năm qua, huyện đã không ngừng phát huy vai trò của cộng đồng trong việc nâng cao chất lượng công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, coi đó là sức mạnh, cội nguồn cho sự phát triển bền vững.

Phát huy sức mạnh cộng đồng trong xây dựng đời sống văn hóa ở Hà Trung

Liên hoan nghệ thuật quần chúng “Thanh niên hát dân ca và ca khúc cách mạng” năm 2022 ở huyện Hà Trung.

Hà Trung là “cái nôi” của các loại hình nghệ thuật truyền thống, với những làn điệu dân ca như hò sông Mã, chèo, cải lương, ca trù vẫn đang được các thế hệ nối tiếp nhau giữ gìn và phát huy. Chúng tôi tìm đến câu lạc bộ (CLB) chèo xã Hà Tân, những điệu múa, câu hát chèo đã trở thành niềm thương, nỗi nhớ của mỗi người dân sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này. Được thành lập từ năm 2001, CLB chèo Hà Tân hiện có 10 thành viên tham gia. Khi mới thành lập CLB, mục đích chỉ là để các thành viên được thỏa mãn sự đam mê, tập luyện, biểu diễn nghệ thuật chèo. Nhưng trải qua thời gian, CLB đã phát triển mạnh mẽ, tạo sân chơi hấp dẫn, là nơi giao lưu văn hóa, gắn kết tình làng, nghĩa xóm và cũng là cơ sở để gìn giữ, phát huy loại hình nghệ thuật truyền thống của địa phương. Hiện nay, cùng với việc duy trì biểu diễn phục vụ bà con Nhân dân, các nghệ sĩ, diễn viên trong CLB còn nỗ lực để truyền dạy cho thế hệ trẻ thông qua việc mở các lớp truyền dạy, hoặc liên kết với các trường học trên địa bàn... với mong muốn giữ gìn được nét đẹp văn hóa mà cha ông để lại.

Ngoài CLB chèo, huyện Hà Trung còn thành lập nhiều CLB khác, như: CLB hò sông Mã, CLB chầu văn, CLB hát tuồng, CLB ca trù... cũng đang là “hạt nhân” tích cực trong việc giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống ở địa phương. Theo thống kê, hiện nay huyện đang duy trì 20 CLB dân vũ, 154 CLB văn nghệ, thể thao, dưỡng sinh, 142 đội văn nghệ thôn, 93 đội văn nghệ cơ quan. Các CLB, đội văn nghệ chủ yếu hoạt động trên tinh thần tự nguyện và đóng góp kinh phí để tập luyện, biểu diễn hay tham gia các sự kiện quan trọng của huyện, tỉnh. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân.

Ngoài việc duy trì các CLB văn hóa, văn nghệ, huyện Hà Trung xác định phong trào xây dựng đời sống văn hóa có tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Bởi vậy, huyện đã xây dựng kế hoạch và triển khai các nội dung của phong trào cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, đơn vị, thu hút sự quan tâm, tham gia nhiệt tình của Nhân dân từ việc đóng góp xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa đến việc giữ gìn cảnh quan môi trường đường làng, ngõ xóm, tham gia các hoạt động tại địa phương... Nhờ đó, phong trào xây dựng đời sống văn hóa đã đạt được nhiều kết quả tích cực, để lại dấu ấn đậm nét. Theo thống kê, năm 2021 toàn huyện có 134/143 thôn, tiểu khu được công nhận danh hiệu văn hóa (đạt 93,7%); có 28.406/33.107 hộ gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa (đạt 85,8%); 25.417/33.107 hộ gia đình đạt danh hiệu “gia đình văn hóa 3 năm liên tục”, giai đoạn 2019-2021 (đạt 76,77%). Cùng với xây dựng làng, gia đình văn hóa, huyện còn chú trọng xây dựng và phát huy hiệu quả các tủ sách pháp luật ở thôn, xã. Đến nay, toàn huyện có 152 tủ sách pháp luật; 100% xã, thị trấn có bưu điện văn hóa xã đạt chuẩn. Các hoạt động này đã góp phần tạo động lực cho phong trào xây dựng đời sống văn hóa ngày càng phát triển sâu rộng, hiệu quả.

Nói đến xây dựng đời sống văn hóa ở Hà Trung sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến đời sống văn hóa tâm linh vô cùng phong phú của người dân địa phương. Bởi nơi đây vốn nổi tiếng là vùng đất có một hệ thống các di tích, tín ngưỡng, lễ hội và nghệ thuật trình diễn dân gian đặc sắc, đó là một quần thể kiến trúc nghệ thuật, gồm nghè, đình, chùa, văn chỉ... Đây cũng là nơi để Nhân dân thực hành các nghi thức thờ phụng thần linh, danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, tổ nghề, thành hoàng làng. Theo số liệu thống kê năm 2021, toàn huyện có 342 di tích. Trong đó có 72 di tích đã được xếp hạng (gồm 63 di tích cấp tỉnh, 9 di tích cấp quốc gia). Nhằm giữ gìn những giá trị lịch sử và văn hóa của các di tích, thời gian qua, chính quyền, ngành chức năng trên địa bàn huyện đã quan tâm đầu tư, tu bổ di tích bằng nhiều nguồn lực. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có 54/72 (chiếm 75%) di tích xếp hạng đã được khoanh vùng bảo vệ; 5 di tích đã được quy hoạch tổng thể, chi tiết (Lăng miếu Triệu Tường, Ly cung Trần Hồ, đền Hàn Sơn, đền Cô Bơ, đền Rồng - đền Nước); 29/72 di tích đã xếp hạng các cấp được trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp... Nhờ được tu bổ, tôn tạo kịp thời, nhiều di tích đã trở thành công trình văn hóa phục vụ thiết thực nhu cầu sinh hoạt văn hóa cho cộng đồng dân cư; một số di tích nằm trong tuyến tham quan du lịch của huyện, tỉnh, thu hút được đông đảo khách du lịch đến tham quan. Qua đó, đem lại diện mạo mới cho nhiều di tích, góp phần bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa.

Gắn liền với hệ thống di tích, trên địa bàn huyện hiện còn 47 lễ hội truyền thống được người dân duy trì tổ chức hàng năm. Tiêu biểu như, lễ hội Đốt Đình Liệu vào đêm 30 tết ở đình Động Bồng, xã Hà Tiến và đình Quan Chiêm, xã Hà Giang, hay lễ hội Cơm thi, lễ hội đền Hàn, lễ hội khai ấn đền Trần... Đối với người dân ở đây lễ hội như một “bảo tàng sống” được sáng tạo, trao truyền và là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại để thế hệ hôm nay hun đúc thêm tinh thần yêu nước, lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Có thể thấy rằng, phong trào xây dựng đời sống văn hóa đã khẳng định được sức sống trong đời sống xã hội trên địa bàn toàn huyện. Từ đó khơi dậy nhiều giá trị nhân văn trong cộng đồng, làm thay đổi diện mạo, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Để phong trào ngày càng đi vào chiều sâu, điều quan trọng và tiên quyết mà huyện đang tiếp tục thực hiện đó là huy động cả cộng đồng vào cuộc. Đặc biệt là đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nhận thức rõ ý nghĩa, mục tiêu và nội dung phong trào, từ đó phát huy tinh thần tự nguyện, tự giác và năng lực tự quản, làm chủ đối với những thành quả của phong trào.

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt


Bài và ảnh: Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]