(Baothanhhoa.vn) - Ông Nguyễn Thăng Tiền, sinh năm 1955, ở thôn 6, xã Xuân Du (Như Thanh) là một trong những người trồng đào đầu tiên ở xã. Cách đây 40 năm, vào năm 1978, ông xuất ngũ, trở về địa phương và từ đấy bén duyên với cây đào.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những nghệ nhân cây cảnh

Ông Nguyễn Thăng Tiền, sinh năm 1955, ở thôn 6, xã Xuân Du (Như Thanh) là một trong những người trồng đào đầu tiên ở xã. Cách đây 40 năm, vào năm 1978, ông xuất ngũ, trở về địa phương và từ đấy bén duyên với cây đào.

Những nghệ nhân cây cảnh

Nghệ nhân sinh vật cảnh Lê Văn Ư.

Từ một gốc đào cách đây 40 năm, giờ trên mảnh vườn gần 1 ha của gia đình ông đã có tới 3.000 cây đào hoa và hàng vạn cây đào giống. Mỗi cái tết, vườn đào nhà ông cho thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng. Gia đình ông khá giả, con cái thành đạt cũng nhờ vào cây đào. Ông Tiền nhớ lại: Cây đào đầu tiên được trồng ở nhà tôi là do xin được ở nhà người bác họ. Tôi đã đem cây đào ấy về trồng trên đất ao. Đến lúc bùn ao nứt thì tôi phát hiện thấy rễ, cũng từ đấy, tôi nhân được giống. Bây giờ cứ nhân hạt rồi lên, trước đây không có nhiều hạt mà nhân giống, cũng chưa có ứng dụng kỹ thuật để mà chiết, ghép. Lúc đầu, tôi đi nhân giống đào cho anh em bạn bè mà không bán. Vài năm sau đó, tôi mới bán giống, bán hoa, chiết, ghép, nhân hạt...

Từ trước đến nay ông Tiền cũng như bao người trồng đào khác trên đất Xuân Du vẫn chỉ chọn một giống đào duy nhất, chuẩn nhất đó là đào bản địa, còn gọi là đào phai Xuân Du. Đào phai Xuân Du không lẫn vào đâu được bởi quả to, cánh hoa dày, rụt cành, nhặt mắt... Một hạt đào của Xuân Du, ươm lên thành cây bán được 15.000 đồng, còn đào hoa, có cây lên tới cả trăm triệu đồng. Năm vừa rồi, vườn đào nhà ông Tiền cho thu hoạch hơn 300 triệu đồng đào hoa và hơn 100 triệu đồng đào giống. Theo ông Tiền, năm nay thời tiết đang rất thuận lợi. Đặc biệt gần tết, nếu nhiệt độ cao hay mưa rào thì với 1 lứa đào thường chuẩn bị nở hoa là nở rất nhanh nhưng đào Xuân Du lại khác, khi đã nở 1 lứa nhưng vẫn tiếp tục nở 1, 2 lứa nữa và vẫn bán được. Còn năm nào được rét thì càng chơi đào được lâu và đào càng đẹp. Cũng trong năm nay, do giữa năm mưa kéo dài nên một phần vườn trũng của nhà ông Tiền không làm được cỏ, việc chăm đào cũng khó khăn hơn. Tuy vậy, ở trên mảnh vườn cao, ông Tiền cho biết, năm ngoái đã bán được mấy trăm triệu đồng đào hoa, năm nay ông tin cũng sẽ bán được như thế... Ông nói: Đào Xuân Du năm nay phát triển hơn, cứ mỗi năm người trồng đào trong xã lại mở rộng diện tích từ 20-25ha, giờ mở rộng ra cả ngoài đồng. Khu trũng dưới, tới đây gia đình tôi sẽ cải tạo lại để trồng mới.

Sau hơn 40 năm trồng đào, gắn bó với cây đào, ông Tiền đã có một bề dày kinh nghiệm trong nghề để trồng đào. Vậy nên, vườn đào nhà ông cứ gọi là đẹp nhất, nhì ở đất Xuân Du này.

Nhắc đến nghệ nhân Lê Văn Ư, tôi tin nhiều người biết, vì ông đã “nổi đình nổi đám” trong giới chơi cây cảnh ở xứ Thanh này từ lâu. Ông là một trong 4 nghệ nhân đầu tiên của Hội Sinh vật cảnh Việt Nam.

Nhà ông ở phố Cộng, xã Đông Tân (TP Thanh Hóa). Nơi đấy, ông dành 1.000 m2 để chỉ trồng cây cảnh. Trên 1.000 m2 này, hiện ông đang có hàng trăm tác phẩm và hàng nghìn sản phẩm về cây.

Để có số lượng khổng lồ cây cảnh, nghệ nhân Lê Văn Ư đã có gần 40 năm đầu tư. Từ những năm 80, ông bắt đầu có thú chơi cây cảnh, nhưng nói đúng hơn, ông đã “say” cây từ ngay trong chiến trường. Đến những năm 90, ông vừa chơi vừa kinh doanh cây cảnh và trở thành một trong những người có tài sản về cây lớn nhất trên đất Thanh. “Tôi sinh ra như chỉ để dành cho cây cảnh. Ăn, ngủ, nghỉ cũng đều nghĩ tới nó. Cây cũng như người, cũng cần phải ăn, phải thở, phải được chăm sóc, cho nên cây ở vườn nhà tôi không có lá khô, lá cháy, cứ vẫn xanh tốt như thế...” - nghệ nhân Lê Văn Ư nói.

Sau gần 40 năm gắn bó với nghệ thuật cây cảnh, nghệ nhân Lê Văn Ư đã cho ra đời nhiều tác phẩm đẹp, có thể kể đến cây Đại Lộc trường tồn, Xanh trực, Xanh mẫu tử, Long giáng, đặc biệt là tác phẩm Cổ Lộc trường sinh 300 năm tuổi (cây lộc vừng cổ quái)... Ông cũng đã từng được tham gia làm nhiều công trình về cây cảnh cho Khu Di tích lịch sử Lam Kinh, Đền Bà Triệu, Am Tiên... Đam mê cây cảnh và ông cũng giàu lên từ cây cảnh. Nhờ cây cảnh mà ông đã nuôi được 3 con học đại học và thành danh. Cho đến bây giờ, khi đã ở tuổi “thất thập cổ lai hy”, ông vẫn “say” cây như ngày đầu, vẫn miệt mài trên những cung đường để “săn” cây. Bên cạnh đó, trong nhiều năm qua, ông đã mở lớp dạy cho hàng trăm người về sinh vật cảnh nhưng như ông chia sẻ: Tôi dạy học nhưng thực chất là đi học, lúc nào cũng phải học. Tôi học từ thất bại của người khác để mình không thất bại. Tôi không sợ cây của mình bán ra như thế nào mà chỉ lo tôi chưa tạo được nhiều tác phẩm đẹp cho xã hội...

Bài và ảnh: Mai Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]