(Baothanhhoa.vn) - Hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch có tác động mạnh mẽ và nhiều chiều đến hoạt động của ngành du lịch. Theo chiều tích cực, nó định hướng và thúc đẩy du lịch phát triển nhanh và bền vững và ngược lại, nó có thể cản trở hoặc kìm hãm ngành “công nghiệp không khói”, nếu các chính sách liên quan đến lĩnh vực này không được triển khai một cách đồng bộ, kịp thời và hiệu quả.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển du lịch

Hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch có tác động mạnh mẽ và nhiều chiều đến hoạt động của ngành du lịch. Theo chiều tích cực, nó định hướng và thúc đẩy du lịch phát triển nhanh và bền vững và ngược lại, nó có thể cản trở hoặc kìm hãm ngành “công nghiệp không khói”, nếu các chính sách liên quan đến lĩnh vực này không được triển khai một cách đồng bộ, kịp thời và hiệu quả.

Biển Sơn Hải, xã Bình Minh (Tĩnh Gia). Ảnh: Lê Hợi

Từ “điểm”...

Huyện Thọ Xuân là một trong những địa phương có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và giàu giá trị, đặc biệt là tài nguyên nhân văn. Là nơi phát tích của 2 triều đại Tiền Lê và Hậu Lê, chính bề dày truyền thống lịch sử là cơ sở để gây dựng cho mảnh đất tiếp nối giữa đồng bằng - trung du với miền núi này một kho tàng di sản văn hóa hết sức đậm đặc. Thọ Xuân hiện có 1 Di tích Quốc gia đặc biệt (Khu Di tích lịch sử Lam Kinh), 5 di tích quốc gia, 46 di tích cấp tỉnh, 1 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (trò Xuân Phả) và nhiều di tích chưa được xếp hạng. Bên cạnh đó, huyện còn có 22 lễ hội truyền thống, trong đó, lễ hội Lam Kinh và lễ hội Lê Hoàn là những lễ hội lớn, thường được tổ chức trên quy mô cấp tỉnh. Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Thọ Xuân được xác định là trung tâm của tuyến du lịch TP Thanh Hóa – Thọ Xuân – Vĩnh Lộc – Cẩm Thủy; đồng thời, là điểm đến nằm trong tuyến du lịch quốc gia. Xác định được vị thế của mình, những năm gần đây, huyện Thọ Xuân đã dành nhiều sự quan tâm và đầu tư nguồn lực nhằm thúc đẩy du lịch địa phương phát triển tương xứng với tiềm năng.

Theo đó, tính từ năm 2015 đến nay, địa phương đã thu hút được hơn 10 tỷ đồng để thực hiện tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích. Đồng thời, bằng nhiều nguồn lực đầu tư, địa phương cũng đang dần hoàn thiện hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch, trong đó có các tuyến giao thông như đường tỉnh 506B dẫn đến các di tích trọng điểm trên địa bàn; đường từ thị trấn Thọ Xuân đi Cảng Hàng không Thọ Xuân... Cùng với đó, công tác đào tạo nguồn nhân lực; tuyên truyền quảng bá, xúc tiến đầu tư; quản lý tài nguyên du lịch; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý quy hoạch; bảo đảm các yếu tố về môi trường du lịch, an toàn thực phẩm, an ninh trật tự... cũng được chú trọng. Nhìn chung, công tác quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn được thực hiện tương đối nghiêm túc, đúng quy định. Mặc dù vậy, do thiếu kinh phí đầu tư hạ tầng và cơ sở vật chất các điểm đến; do công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư còn thiếu hiệu quả; sản phẩm du lịch còn khá đơn điệu..., cho nên, du lịch địa phương vẫn chưa phát triển tương xứng với lợi thế sẵn có.

Là một huyện ven biển, được thiên nhiên phú cho nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, bên cạnh tài nguyên nhân văn giàu giá trị, những năm gần đây, huyện Tĩnh Gia đã và đang tập trung nguồn lực xây dựng các điểm du lịch trọng điểm. Trong đó phải kể đến Khu Du lịch biển Hải Hòa, Khu Du lịch sinh thái biển-đảo Nghi Sơn, Khu Di tích lịch sử và Danh lam thắng cảnh núi Am Các – chùa Am Các, cụm Di tích thắng cảnh Biện Sơn, quần thể hang động Trường Lâm... Tính đến nay, địa phương đã thu hút được 43 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch; hệ thống giao thông, cơ sở vật chất trong các khu, điểm du lịch; công tác xúc tiến quảng bá, tôn tạo di tích, đào tạo nhân lực, thanh tra, kiểm tra được quan tâm đầu tư, với tổng kinh phí từ ngân sách là trên 24,7 tỷ đồng. Tuy vậy, khách quan nhìn nhận, công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn vẫn còn những bất cập. Dù có tài nguyên phong phú, nhưng đến nay, Tĩnh Gia vẫn chưa có chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch. Trong khi sản phẩm đơn điệu; hạ tầng còn thiếu đồng bộ; nguồn lao động vừa thiếu vừa yếu; vệ sinh môi trường, văn hóa du lịch còn nhiều điều đáng bàn...; thì một trong những bất cập đáng nói nữa là công tác quản lý quy hoạch du lịch của chính quyền địa phương. Đơn cử, dù thu hút được 43 dự án kinh doanh du lịch, nhưng đến nay mới có 1 dự án hoàn thành và đưa vào khai thác. Trong 42 dự án còn lại, nhiều dự án lớn đã chậm tiến độ nhiều năm, gây lãng phí tài nguyên du lịch và kìm hãm sự phát triển của du lịch địa phương.

...đến “diện”

Hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch có tác động mạnh mẽ và nhiều chiều đến hoạt động của ngành du lịch. Theo chiều tích cực, nó định hướng và thúc đẩy du lịch phát triển nhanh và bền vững và ngược lại, nó có thể cản trở hoặc kìm hãm ngành “công nghiệp không khói”, nếu các chính sách liên quan đến lĩnh vực này không được triển khai một cách đồng bộ, kịp thời và hiệu quả. Đối với tỉnh Thanh Hóa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch là vấn đề luôn nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt là khi tỉnh ta đang phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020. Bên cạnh việc triển khai kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đến các địa phương, đơn vị và cơ sở kinh doanh; ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh được thành lập, đã góp phần tăng cường công tác chỉ đạo và phát huy tính phối hợp liên ngành trong phát triển du lịch.

Cùng với đó, công tác xây dựng và triển khai các đề án phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh thời gian qua, cũng được thực hiện tương đối bài bản, đồng bộ. Việc quản lý, kiểm soát, chấn chỉnh các hoạt động du lịch từng bước thực hiện hiệu quả, dần trả lại môi trường du lịch an toàn, thân thiện cho khách du lịch. Trong đó phải kể đến việc minh bạch về giá cả, niêm yết giá công khai, bán đúng giá, không ép giá, ép khách; nhắc nhở, chấn chỉnh việc treo biển quảng cáo đúng loại, hạng đối với các cơ sở lưu trú; tiếp nhận và xử lý kịp thời mọi phản ánh của khách du lịch qua đường dây nóng... tại trọng điểm du lịch Sầm Sơn. Việc đẩy mạnh liên kết, xúc tiến, kêu gọi đầu tư để hình thành nên các sản phẩm du lịch đặc trưng, có tính cạnh tranh cao cũng được tỉnh chú trọng, đặc biệt là sản phẩm du lịch mũi nhọn biển đảo tại Sầm Sơn, Hải Hòa, Hải Tiến, Nghi Sơn - Đảo Mê và sản phẩm có thế mạnh là du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh. Ngoài ra, công tác quản lý các doanh nghiệp dịch vụ du lịch được thực hiện theo quy định của Luật Du lịch; đồng thời, các doanh nghiệp cũng nhận được sự quan tâm, hỗ trợ trong công tác quảng bá xúc tiến, phát triển thị trường và hợp tác quốc tế.

Có thể khẳng định, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước ngày càng được tăng cường đã tạo ra tiền đề quan trọng, thúc đẩy du lịch Thanh Hóa phát triển khá mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, vẫn có nơi có lúc, việc sử dụng “công cụ quyền lực” này vẫn chưa thực sự hiệu quả. Đơn cử là cơ chế vận hành, quản lý các khu, điểm du lịch hiện còn chồng chéo giữa một số địa phương, đơn vị, gây khó khăn cho công tác khai thác tài nguyên du lịch. Chẳng hạn như các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên hiện thuộc sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nên việc khai thác nguồn tài nguyên này phục vụ du lịch đang gặp không ít trở ngại. Trong khi đó, một số lĩnh vực quản lý trong lĩnh vực du lịch do chịu sự tác động và quản lý của ngành khách, dẫn đến các quy định chưa cụ thể, thiếu chặt chẽ. Trong đó phải kể đến các quy định liên quan đến quy hoạch du lịch như định mức tính toán lập quy hoạch phát triển du lịch, tên gọi quy hoạch, vai trò của cơ quan chuyên ngành trong việc lập và thẩm định các quy hoạch, dự án đầu tư du lịch... Đồng thời, việc thiếu cụ thể và thiếu sự tương tác với quy hoạch của ngành khách, cũng đang gây khó khăn, lúng túng trong quá trình triển khai thực tế ở các địa phương. Mặt khác, do tính chất đặc thù của ngành mà quy hoạch du lịch phụ thuộc nhiều vào quy hoạch các ngành khác, đặc biệt là quy hoạch xây dựng. Đó là chưa kể, công tác quản lý và giám sát quy hoạch ở một số nơi còn buông lỏng, hiệu quả chưa cao; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm liên quan chưa thường xuyên, liên tục và chưa nghiêm.

Có một thực tế không thể phủ nhận là xuất phát điểm của du lịch Thanh Hóa thấp, nguồn lực đầu tư cho du lịch mới thực sự được quan tâm trong vài năm trở lại đây. Trong khi đó, nhận thức của các cấp, các ngành về quản lý phát triển du lịch chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và sự phối hợp của một số sở, ngành, địa phương, tổ chức nghề nghiệp có liên quan về phát triển du lịch chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Hoạt động du lịch chịu tác động lớn bởi yếu tố mùa vụ, cũng gây khó khăn trong công tác quản lý, khai thác và phát triển du lịch. Cùng với đó, nguồn nhân lực du lịch vẫn chưa được quan tâm phát triển đúng mức; quảng bá du lịch chưa thường xuyên, thiếu chuyên nghiệp, thiếu tính liên kết giữa các ngành - địa phương - doanh nghiệp. Đồng thời, hoạt động liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh, các ngành trong tỉnh, giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ và chính quyền địa phương, ban quản lý các điểm đến chưa hiệu quả...

Công tác quản lý Nhà nước về du lịch giữ vai trò như là kim chỉ nam cho du lịch đi đúng và trúng với mục tiêu phát triển. Song, để vai trò này được phát huy cao nhất và được hiện thực hóa thành các con số tăng trưởng du lịch, thiết nghĩ, rất cần sự cộng đồng nhận thức và trách nhiệm của các cấp, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan.


Khôi Nguyên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]