(Baothanhhoa.vn) - Những sản phẩm dệt thổ cẩm là vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của đồng bào người dân tộc Thái. Trước việc nghề dệt thổ cẩm có nguy cơ bị mai một theo thời gian, nhiều người tâm huyết với những sản phẩm truyền thống ở xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước đã tìm cách giữ gìn và phát huy bản sắc của dân tộc mình, tiêu biểu là chị Hà Thị Dung, ở phố Đòn, xã Lũng Niêm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Người giữ gìn và phát triển nghề dệt thổ cẩm

Những sản phẩm dệt thổ cẩm là vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của đồng bào người dân tộc Thái. Trước việc nghề dệt thổ cẩm có nguy cơ bị mai một theo thời gian, nhiều người tâm huyết với những sản phẩm truyền thống ở xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước đã tìm cách giữ gìn và phát huy bản sắc của dân tộc mình, tiêu biểu là chị Hà Thị Dung, ở phố Đòn, xã Lũng Niêm.

Cơ sở dệt thổ cẩm của chị Hà Thị Dung, ở Phố Đòn, xã Lũng Niêm (Bá Thước).

Với những người phụ nữ dân tộc Thái, việc may vá, se sợi, dệt vải bên khung cửi dưới những ngôi nhà sàn đã trở thành công việc không thể thiếu trong lúc nhàn rỗi. Thế nhưng, theo thời gian, các sản phẩm may mặc hiện nay và vải thổ cẩm trên thị trường có sẵn, nghề dệt thổ cẩm truyền thống dần mai một, lãng quên, hình ảnh những người phụ nữ ngồi dệt thổ cẩm bên khung cửi dưới những ngôi nhà sàn dường như vắng bóng. Trăn trở phải làm sao để giữ gìn và phát huy được nghề này, năm 2006, với lòng đam mê, yêu mến văn hóa của dân tộc mình, chị Hà Thị Dung quyết tâm khôi phục nghề dệt thổ cẩm, mạnh dạn vay vốn mua thêm khung cửi để dạy nghề cho chị em trong xã, đặc biệt là thế hệ trẻ; đồng thời mở cơ sở may, tạo thêm việc làm, thu nhập cho chị em.

Theo chị Hà Thị Dung, thời gian đầu thành lập cơ sở, chị gặp không ít khó khăn, do một số chị em không biết thêu, dệt. Song, được sự động viên của gia đình, anh em, bạn bè và chính quyền địa phương, chị Dung đã vận động những người có kinh nghiệm lâu năm làm nghề dệt thổ cẩm trong xã tham gia dạy nghề, trao đổi kinh nghiệm và sưu tầm các mẫu dệt thổ cẩm cổ xưa kết hợp với những hoa văn hiện đại để tạo ra những sản phẩm phong phú, đa dạng hoa văn, họa tiết tinh xảo. Hiện tại, cơ sở của chị Hà Thị Dung có 40 chị em tham gia và được chia thành các nhóm dệt 8 loại sản phẩm thổ cẩm khác nhau; ngoài ra, cơ sở của chị Dung còn tạo điều kiện cho 10 chị em lấy sản phẩm để tiêu thụ ra thị trường.

Được tham gia học nghề tại cơ sở của chị Hà Thị Dung, chị Lương Thị Châm, ở làng Đủ, xã Lũng Niêm phấn khởi cho biết: “Sau thời gian được các bà, các chị ở cơ sở của chị Dung truyền lại nghề dệt thổ cẩm, tôi đã biết quay sợi, bật bông, phối màu, thêu hoa trên những chiếc khăn, gấu váy, vỏ gối, chăn, đệm với nhiều hoa văn khác nhau, tôi vui mừng lắm, mỗi tháng tôi thu nhập từ 5 đến 6 triệu đồng”.

Niềm đam mê yêu nghề và sự quyết tâm khôi phục nghề dệt thổ cẩm của chị Hà Thị Dung đã góp phần không nhỏ trong việc giữ gìn nét đẹp truyền thống của người dân tộc Thái. Tuy nhiên, để nghề dệt thổ cẩm được khôi phục và phát triển bền vững phục vụ du lịch ở các xã khu Quốc Thành, huyện Bá Thước, thiết nghĩ, chính quyền các cấp cần quan tâm hơn nữa về chính sách hỗ trợ, đầu tư nhằm khuyến khích, động viên người dân gắn bó lâu dài với nghề dệt thổ cẩm truyền thống.

Bài và ảnh: Văn An (Đài TT&TH Bá Thước)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]