(Baothanhhoa.vn) - Với ưu điểm sinh động, đảm bảo “nhanh, đúng, trúng, hiệu quả” được thể hiện bằng những hình thức tuyên truyền nhẹ nhàng, hấp dẫn, dễ nhớ, dễ hiểu, những hoạt động tuyên truyền lưu động (TTLĐ) đã đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội đến với nhân dân, góp phần xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần ở cơ sở.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền lưu động ở cơ sở

Với ưu điểm sinh động, đảm bảo “nhanh, đúng, trúng, hiệu quả” được thể hiện bằng những hình thức tuyên truyền nhẹ nhàng, hấp dẫn, dễ nhớ, dễ hiểu, những hoạt động tuyên truyền lưu động (TTLĐ) đã đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội đến với nhân dân, góp phần xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần ở cơ sở.

Nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền lưu động ở cơ sở

Liên hoan nghệ thuật quần chúng, tuyên truyền cổ động với chủ đề “Tự hào miền đất và con người xứ Thanh”.

Xác định vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền, đặc biệt là TTLĐ đối với sự nghiệp phát triển văn hóa, xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Văn hóa tỉnh, các ban, ngành, đoàn thể và địa phương đã luôn quan tâm, tăng cường phối hợp trong các hoạt động TTLĐ. Với vai trò là đơn vị chủ đạo trong các hoạt động tuyên truyền, ngành văn hóa, cụ thể là Trung tâm Văn hóa tỉnh đã chủ động nghiên cứu, xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền sát với thực tế của địa phương; hướng dẫn các địa phương tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hội thi, hội diễn tại cơ sở; đồng thời, mỗi năm Trung tâm Văn hóa tỉnh sẽ tổ chức hoạt động TTLĐ chính như: Thi diễn văn hóa văn nghệ quần chúng hoặc liên hoan tuyên truyền, liên hoan tuyên truyền cổ động theo chủ đề, sự kiện nổi bật của tỉnh với sự tham gia của tất cả các trung tâm văn hóa huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, chỉ đạo các địa phương thành lập đội TTLĐ. Đến nay, toàn tỉnh đã có 27 đội TTLĐ của 27 huyện, thị xã, thành phố luôn sẵn sàng phục vụ các nhiệm vụ chính trị, các phong trào, các cuộc vận động lớn của địa phương và đất nước.

Thông qua các chương trình TTLĐ, người làm tuyên truyền đã mang đến cho công chúng nhiều thông tin bổ ích, thiết thực theo từng chủ đề khác nhau về các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; những thành tựu của địa phương; phong trào xây dựng nông thôn mới; xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh... Các hoạt động TTLĐ không chỉ cổ vũ trực tiếp các gương điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt của địa phương mà còn phê phán các hiện tượng tiêu cực trên địa bàn đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Điểm nổi bật của hoạt động TTLĐ trong thời gian gần đây chính là sự lan rộng, hướng mạnh về cơ sở. Điều đó thể hiện rõ trong đợt TTLĐ liên hoan nghệ thuật quần chúng và tuyên truyền cổ động toàn tỉnh năm 2019 với chủ đề “Tự hào miền đất và con người xứ Thanh”. Nếu như mọi năm, hoạt động TTLĐ được tổ chức ở 1 hoặc 2 điểm thì năm nay, để đưa các hoạt động văn hóa, văn nghệ về từng khu phố, phục vụ nhu cầu hưởng thụ của nhân dân, Trung tâm Văn hóa tỉnh đã tổ chức liên hoan tại 5 cụm, mỗi cụm thi diễn được sắp xếp các huyện ở đồng bằng, miền núi, miền biển nhằm giao lưu văn hóa giữa các vùng miền. Với hơn 1.000 nghệ nhân, nhạc công, diễn viên quần chúng, tuyên truyền viên các địa phương đã mang đến cho người dân những cách nhìn, sự cảm nhận mới mẻ về đặc trưng đất và người xứ Thanh qua hơn 100 tiết mục văn nghệ, kịch. Đặc biệt, với 27 xe tuyên truyền được trang trí pano, hình ảnh, khẩu hiệu nổi bật, sinh động, dễ nhớ chia làm 2 đoàn đi diễu hành qua các tuyến đường huyết mạch, những khu dân cư trên địa bàn tỉnh. Cách làm này đã thực sự tác động tích cực đến nhận thức, tình cảm và hành động của người dân trên địa bàn tỉnh. Cũng như khuyến khích, phát huy tài năng sở trường của nhân dân, tạo điều kiện cho các diễn viên quần chúng được giao lưu, học hỏi.

Thực tế cho thấy, nhờ thực hiện hiệu quả, thường xuyên các hoạt động TTLĐ, các hoạt động văn hóa văn nghệ, phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ngày càng phát triển, góp phần phát huy đặc trưng, thế mạnh của từng địa phương. Điển hình như, huyện Hà Trung đã chủ động xây dựng, tổ chức các hoạt động tuyên truyền về phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; tuyên truyền về Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật An toàn giao thông đường bộ, Luật Hôn nhân và Gia đình... đến từng thôn, xóm thông qua đội ngũ tuyên truyền viên, qua các hình ảnh trực quan và các hội thi, hội diễn. Từ đó, nhiều năm nay địa phương không xảy ra bạo lực gia đình, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt trên 86%. Hay như huyện Hoằng Hóa, nhờ thực hiện tốt các hoạt động TTLĐ, đưa văn hóa về cơ sở nên các hoạt động văn hóa văn nghệ ở địa phương phát triển mạnh. Nhiều câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ được thành lập, hoạt động thường xuyên góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa phi vật thể của địa phương.

Bà Nguyễn Thị Mai Hương, Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh, cho biết: Thời gian qua các trung tâm văn hóa huyện, thị xã, thành phố, đội TTLĐ tại địa phương đã chủ động nghiên cứu, xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền sát với thực tế của địa phương, đất nước với những hình thức tuyên truyền sinh động, phong phú, nhằm chuyển tải đầy đủ các chủ trương, chương trình, dự án đến với nhân dân một cách thuyết phục, hấp dẫn, dễ nhớ, dễ hiểu. Có thể khẳng định, các hoạt động TTLĐ đã lan sâu xuống cơ sở, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của quần chúng nhân dân, góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa phi vật thể, bản sắc văn hóa của từng địa phương, dân tộc.

Bài và ảnh: Thùy Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]