(Baothanhhoa.vn) - Hai thôn sinh hoạt chung một nhà văn hóa. Cũng từ đây, các phong trào phát triển mạnh hơn, mọi sự đóng góp cũng ít hơn... Mừng hơn là mô hình đã được một số đơn vị đến tham quan, học tập. Đó là câu chuyện về nhà văn hóa ở xã Quảng Định, huyện Quảng Xương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Mô hình sinh hoạt nhà văn hóa chung ở xã Quảng Định

Hai thôn sinh hoạt chung một nhà văn hóa. Cũng từ đây, các phong trào phát triển mạnh hơn, mọi sự đóng góp cũng ít hơn... Mừng hơn là mô hình đã được một số đơn vị đến tham quan, học tập. Đó là câu chuyện về nhà văn hóa ở xã Quảng Định, huyện Quảng Xương.

Nhà văn hóa thôn Thượng Đình 1, xã Quảng Định (Quảng Xương).

Năm 2016, xã Quảng Định phấn đấu về đích nông thôn mới. Vấn đề đặt ra là về đích nông thôn mới thì phải có 70% số thôn có nhà văn hóa. Lúc này, Quảng Định đã đưa ra quy chế xây dựng nhà văn hóa chung cho các thôn. Theo đó xã sẽ không xây dựng 15 nhà văn hóa cho 15 thôn mà chỉ xây dựng 7 nhà văn hóa (tức là cứ 2 thôn hoặc 3 thôn sẽ sinh hoạt chung 1 nhà văn hóa). Ông Đoàn Đình Tùng, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Định, cho biết: Trước đó, chúng tôi cũng đã đặt ra một bài toán là 15 thôn sẽ xây dựng 15 nhà văn hóa nhưng như vậy thì sẽ tốn kém và lãng phí vì mỗi thôn chỉ có hơn 100 hộ. Nếu xây nhà văn hóa chung thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều cho người dân.

Và ngay trong năm 2016, 7 nhà văn hóa tại xã Quảng Định đồng loạt được xây dựng với kinh phí 500 đến 600 triệu đồng/nhà, trong đó xã hỗ trợ mỗi nhà văn hóa 150 triệu đồng, còn lại là tiền đóng góp của nhân dân. Nhà văn hóa Tiên Vệ (gồm thôn 1 và thôn 2) là nhà văn hóa được xây dựng đầu tiên và hiện cũng là nhà văn hóa đi đầu về cơ sở vật chất. Anh Lê Văn, trưởng thôn Tiên Vệ, chia sẻ: 2 thôn sinh hoạt chung 1 nhà văn hóa, lúc đầu cũng chưa quen lắm nhưng về sau mới thấy được rất nhiều cái thuận. Sinh hoạt chung thì tình làng xóm, sự đoàn kết, gắn bó được nhân lên, đặc biệt là các phong trào cũng được phát triển mạnh hơn... Chị Đoàn Thị Thủy, cán bộ văn hóa xã Quảng Định cho biết thêm: Sau khi xây nhà văn hóa cho sinh hoạt chung ở các thôn thì có một số xã cũng đã về tham quan, học tập mô hình. Trước đây, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao ở các thôn có nhiều hạn chế nhưng khi đã xây được nhà văn hóa mới, có sân chơi, bãi tập, đáp ứng được về cơ sở vật chất thì hiệu quả hơn rất nhiều.

Xây dựng nhà văn hóa chung cho 2 thôn cũng chính là tiền đề để Quảng Định tiến hành việc sáp nhập thôn. Cũng trong năm 2016, xã đã thực hiện sáp nhập thôn trước khi có đề án của tỉnh. Và sau khi có đề án sáp nhập thôn, tổ dân phố của tỉnh, nhiều địa phương loay hoay với nhà văn hóa bởi khi sáp nhập 2 thôn thành 1 sẽ thừa một nhà văn hóa hoặc thậm chí là thừa cả 2 nếu 2 nhà văn hóa của 2 thôn đều không bảo đảm cho sinh hoạt chung sau sáp nhập. Nhiều địa phương sau sáp nhập, nhà văn hóa mới được đầu tư xây dựng, còn nợ tiền xây dựng cơ bản nhưng “bị thừa” nên chưa biết “xoay xở” giải quyết làm sao. Nhưng với Quảng Định thì hoàn toàn ngược lại. Do đã xây dựng được nhà văn hóa cho sinh hoạt chung của 2 thôn nên trong khi nhiều địa phương phải “dở khóc dở cười” với nhà văn hóa sau sáp nhập thì cấp ủy, chính quyền và nhân dân Quảng Định lại yên tâm với những nhà văn hóa thôn đã được xây dựng trước đó.


Bài và ảnh: Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]