(Baothanhhoa.vn) - Lễ hội Mường Đòn, xã Thành Mỹ (Thạch Thành) được tổ chức vào ngày 18 tháng giêng (âm lịch) hằng năm thu hút đông đảo người dân Mường Đòn và các vùng lân cận về vui hội. Trong lễ hội, ngoài các phần hội, phần lễ, không thể không có các làn điệu tuồng cổ độc đáo.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lưu giữ làn điệu tuồng cổ trên đất Mường Đòn

Lễ hội Mường Đòn, xã Thành Mỹ (Thạch Thành) được tổ chức vào ngày 18 tháng giêng (âm lịch) hằng năm thu hút đông đảo người dân Mường Đòn và các vùng lân cận về vui hội. Trong lễ hội, ngoài các phần hội, phần lễ, không thể không có các làn điệu tuồng cổ độc đáo.

Người dân Mường Đòn biểu diễn làn điệu tuồng cổ.

Theo sử sách ghi lại, Mường Đòn gồm các bản: Vân Phú, Vân Phong, Vân Đình, Vân Tiến. Lễ hội Mường Đòn là dịp để người dân nơi đây tưởng nhớ đến công lao đối với vị Thành hoàng làng của Mường là Vũ Duy Dương và em gái ông là Vũ Thị Cao, quê ở Yên Mô (Ninh Bình). Dưới thời vua Lê Trang tông, Vũ Duy Dương là một vị tướng tài giỏi trấn giữ vùng đất phía Tây Thanh Hóa và lập được nhiều công trạng. Trong trận chiến ác liệt với quân nhà Mạc, ông bị thương nặng và hy sinh ở suối Bai Mường (Mường Đòn). Tưởng nhớ công lao ông, vua Lê Trang tông đã ban sắc phong “Bạch mã linh lang thượng đẳng thần” và được người dân Mường Đòn lập đền thờ, tôn làm thành hoàng làng và tổ chức làm giỗ vào ngày 18 tháng giêng hằng năm.

Theo nhiều cụ cao niên trong bản Mường, đầu thế kỷ XX, có một gánh hát của ông Hai Hoạt từ Phát Diệm, huyện Kim Sơn (Ninh Bình) lên đất này. Hằng ngày, gánh hát đi hết làng này sang làng nọ để biểu diễn và chỉ hát một thể loại tuồng. Vốn là đất của con cháu võ quan Vũ Duy Dương có truyền thống say mê võ nghệ, lại thấy các nội dung tích tuồng thường dựng lại chân dung các anh hùng hào kiệt, lời hát sảng khoái hào hùng, động tác oai phong lẫm liệt nên dân làng say mê hát thâu đêm, suốt sáng. Nhiều người vì thế thuộc không ít tích tuồng cổ và truyền dạy cho con cháu đời sau. Từ đó, sinh hoạt hát tuồng và nghe tuồng cổ của người dân Mường Đòn dần trở thành nhu cầu thường nhật. Có người trở thành nghệ sĩ hát tuồng chuyên nghiệp như ông Trương Đức Khuyến, nguyên là diễn viên của Đoàn Tuồng Bắc Trung ương.

Trong dịp hội làng, già trẻ, gái trai Mường Đòn vẫn say mê hát các làn điệu tuồng cổ Nam Bình, Nam Ai, Tẩu Mã, Hát khách... và hàng loạt vở diễn của làng như: Tam Cầu Tam Phóng, Tam khí Chu Du, San hậu đệ nhị, Chinh lưu địch thanh.... Không những vậy, các nghệ nhân nơi đây còn sáng tác những làn điệu tuồng mang hơi thở nhịp sống hiện đại, ca ngợi bản Mường, quê hương. Trong đêm khuya, tiếng trống dạo, làn điệu tuồng vang vọng, xua tan sự tĩnh mịch nơi đại ngàn. Bởi thế, các tuồng tích đã được các thế hệ trước truyền lại, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần đối với người dân Mường Đòn ngày nay.


Bài và ảnh: Thiện Nhân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]