(Baothanhhoa.vn) - Ngày 13-2 (tức mùng 9 tháng Giêng năm Kỷ Hợi), tại xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc, Trung tâm Bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ phối hợp với UBND xã Vĩnh Ninh, chùa Du Anh tổ chức lễ hội chùa Thông (Du Anh tự) - lễ hội mở cổng trời và khai mạc trưng bày “Thắng tích chùa Du Anh - động Hồ Công trong không gian văn hóa Kinh thành Tây đô” năm 2019.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lễ hội truyền thống chùa Thông (Du Anh tự)

Ngày 13-2 (tức mùng 9 tháng Giêng năm Kỷ Hợi), tại xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc, Trung tâm Bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ phối hợp với UBND xã Vĩnh Ninh, chùa Du Anh tổ chức lễ hội chùa Thông (Du Anh tự) - lễ hội mở cổng trời và khai mạc trưng bày “Thắng tích chùa Du Anh - động Hồ Công trong không gian văn hóa Kinh thành Tây đô” năm 2019.

Lễ hội truyền thống chùa Thông (Du Anh tự)

Khai mạc lễ hội chùa Thông.

Chùa Thông (Du Anh tự) cách Thành Nhà Hồ khoảng 4,5km về phía đông nam, nằm trong quần thể di tích, danh thắng cấp quốc gia động Hồ Công - chùa Du Anh. Đây là ngôi chùa lâu đời, tọa lạc trên một khu đất bằng phẳng, lấy núi Xuân Đài làm hậu chẩm, núi Trác Phong làm tiền án, hai bên là Nhật hồ và Nguyệt hồ. Trong chùa, các tượng Phật được bài trí hợp lý, toát lên vẻ uy nghiêm, linh thiêng. Truyền thuyết kể lại rằng, vào ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch là ngày Ngọc Hoàng giáng thế và nhằm ngày Mậu Ngọ mùng 9 tháng Giêng năm Hồng Đức thứ 7 (1476) vua Lê Thánh Tông về thăm động Hồ Công có làm bài thơ khắc trên vách động, vì vậy hàng năm, vào ngày mùng 9 tháng giêng âm lịch, du khách thập phương và nhân dân trong huyện lại nô nức trẩy hội truyền thống đầu xuân được tổ chức tại chùa Du Anh nhằm thỏa nguyện tâm linh, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa và chiêm ngưỡng cảnh đẹp của động Hồ Công.

Lễ hội truyền thống chùa Thông (Du Anh tự)

Lễ hội truyền thống chùa Thông (Du Anh tự)

Đông đảo du khách đến lễ hội.

Lễ hội tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống, tạo điểm đến du xuân chiêm bái, cầu an cho du khách cùng phật tử bốn phương mỗi dịp tết đến xuân về. Qua đó nâng cao giá trị truyền thống, ý nghĩa của ngày lễ hội, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước và ý thức trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa của dân tộc. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày 13 và 14-2 (tức mùng 9 và 10 tháng Giêng năm Kỷ Hợi), với phần lễ và phần hội bao gồm hát ca trù, chọi gà, cờ người, bài điếm… do Trung tâm Bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ và UNBD xã Vĩnh Ninh phối hợp tổ chức.

Lễ hội truyền thống chùa Thông (Du Anh tự)

Tiết mục biểu diễn tại lễ hội.

Được biết, đây là lễ hội đầu tiên trong 4 lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hóa tâm linh được tổ chức vào mùa xuân trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc.

Tô Hà


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]