(Baothanhhoa.vn) - Đối với đồng bào dân tộc Thái ở huyện Thường Xuân, Lễ cúng cơm mới (chôm khảu mớ) là một trong những lễ hội tiêu biểu truyền thống được tổ chức vào tháng 10 âm lịch hằng năm sau khi thu hoạch xong mùa màng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lễ cúng cơm mới của đồng bào người Thái Thường Xuân

Đối với đồng bào dân tộc Thái ở huyện Thường Xuân, Lễ cúng cơm mới (chôm khảu mớ) là một trong những lễ hội tiêu biểu truyền thống được tổ chức vào tháng 10 âm lịch hằng năm sau khi thu hoạch xong mùa màng.

Lễ cúng cơm mới của đồng bào người Thái Thường Xuân

Đồng bào dân tộc Thái ở Thường Xuân chuẩn bị mâm cơm mới để cúng tổ tiên.

Đồng bào dân tộc Thái Thường Xuân quan niệm, để có một mùa vụ bội thu thì sự phù hộ của trời đất, tổ tiên là rất quan trọng. Vì vậy, sau khi thu hoạch lúa, các gia đình đều làm lễ cúng cơm mới với ý nguyện bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên, trời đất. Lễ cúng được thực hiện tại bàn thờ thổ công ngoài trời và bàn thờ tổ tiên trong nhà. Mỗi gia đình có thể lựa chọn ngày tốt để tổ chức lễ cúng cơm mới, không tổ chức vào ngày kiêng cữ của gia đình như ngày mất của ông bà, bố mẹ, người thân trong gia đình. Khi thấy lúa trên nương nhà mình đã chín thì tổ chức lễ mừng cơm mới sau đó tiến hành gặt lúa nương. Đây là một lễ hội nông nghiệp nên lễ vật dùng để cúng chủ yếu là các sản vật được trồng từ nương rẫy, ngoài ra còn có cá bắt ở suối, thịt thú và các loại thực vật được hái trong rừng.

Lễ cúng cơm mới được chia làm 2 phần, phần lễ và phần hội. Phần lễ gia chủ mời thầy mo (thầy cúng) để thực hiện cúng bái. Phần hội gia chủ và khách được mời tới dự cùng ăn uống giao lưu. Ông Vi Văn Tiên, thôn Thanh Xuân (xã Xuân Cẩm), cho biết: “Lễ mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Thái Thường Xuân có từ lâu đời, đến nay chúng tôi vẫn đang gìn giữ và phát huy”.

Lễ cơm mới được đồng bào luôn coi trọng và gìn giữ từ đời này sang đời khác, bởi nó vừa phản ánh tín ngưỡng tâm linh, vừa biểu hiện nét văn hóa truyền thống đặc trưng, mang tính nhân văn sâu sắc. Đây cũng là dịp để thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, thông gia, làng xóm hội ngộ, chung vui, chia sẻ với nhau công việc làm ăn, xây dựng gia đình và thắt chặt thêm tình đoàn kết thôn bản, hướng về một cuộc sống đủ đầy. Vì thế, dù công việc bận rộn đến đâu, con cháu vẫn cố gắng sắp xếp thời gian về sum vầy cùng gia đình trong bữa cơm lúa mới.

Bài và ảnh: Khánh Linh


Bài Và Ảnh: Khánh Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]