(Baothanhhoa.vn) - Ngày 14-7, huyện Như Xuân tổ chức hội nghị xin ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý về việc tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử đền Chín Gian.

Lấy ý kiến các nhà khoa học về việc tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử đền Chín Gian

Ngày 14-7, huyện Như Xuân tổ chức hội nghị xin ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý về việc tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử đền Chín Gian.

Lấy ý kiến các nhà khoa học về việc tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử đền Chín Gian

Toàn cảnh hội nghị.

Tham dự hội nghị có các đồng chí Phạm Nguyên Hồng, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở VH,TT&DL; Lương Thị Hoa, Bí thư Huyện ủy Như Xuân; PGS.TS Nguyễn Đức Nhuệ, Chủ tịch Hội đồng Khoa học - Viện Sử học; GS.TS Đinh Khắc Thuân, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Hán Nôm - Viện nghiên cứu Hán Nôm; PGS.TS Nguyễn Duy Thiệu, nguyên Phó Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam; các đồng chí lãnh đạo huyện Như Xuân; các nhà nghiên cứu, nghệ nhân ưu tú đến từ các huyện trong tỉnh; đại diện người có uy tín, thầy mo, thầy cúng thuộc 6 xã Thanh Xuân, Thanh Quân, Thanh Phong, Thanh Hòa, Thanh Lâm, Thanh Sơn.

Đền Chín Gian được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2015. Đây là ngôi đền thờ Trời (Then) và các vị Tổ họ người Thái có công lập ra các Mường, đồng thời cũng là nơi diễn ra lễ hội, tế lễ hiến trâu mà tiếng Thái gọi là Tến Xớ Quái, nghĩa là đền hiến trâu. Theo lịch sử, đền Chín Gian có từ trước, dưới thời Nguyễn đã được vị quan cai quản Châu Thường là Cầm Bá Tiến (bố đẻ của Cầm Bá Thước, Bang biện quân vụ 2 châu Thường Xuân, Lang Chánh) nhiều lần huy động các Mường sửa chữa đền và làm lễ dâng trâu để tế trời tại đây.

Năm 2016, đền Chín Gian được phục dựng và tôn tạo. Đền có cấu trúc nhà sàn của người Thái, gồm 9 gian nhà và 2 tầng sàn. Tầng sàn phía trên đền được bài trí bàn thờ Ngọc Hoàng, Nam Tào - Bắc Đẩu, con gái Ngọc Hoàng và ông Tổ người Thái ở hậu cung gian giữa. Các bàn thờ phía ngoài bài trí thờ Tổ người Thái có công khai phá lập ra các Mường. Sàn dưới của đền bài trí 13 bàn thờ anh hùng liệt sĩ của các xã trên địa bàn huyện.

Trong quá trình hoạt động, bảo tồn và phát huy giá trị di tích, nhận thấy công năng của đền chưa phù hợp với những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Thái. Vì vậy, việc đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích đền Chín Gian là hết sức cần thiết nhằm bảo tồn giá trị di sản văn hóa mà thế hệ trước để lại. Đồng thời phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Lấy ý kiến các nhà khoa học về việc tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử đền Chín Gian

PGS.TS Nguyễn Duy Thiệu, nguyên Phó Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phát biểu tại hội nghị.

Tại hội nghị, sau khi nghe phương án tu bổ, tôn tạo đền Chín Gian do UBND huyện Như Xuân đề xuất, đa số các đại biểu, các nhà quản lý đều thống nhất việc cần thiết phải trùng tu, tôn tạo đền so cho tương xứng với giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của người Thái.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng việc tu bổ, tôn tạo các thành phần, hạng mục cần phải nghiên cứu kỹ hơn cả về kiến trúc, biểu tượng trang trí, hoa văn, vật liệu; giữ nguyên vị trí, hiện trạng các công trình kiên cố đang có. Tôn tạo, tu bổ phải dựa trên cơ sở giữ gìn các giá trị lịch sử, văn hóa vốn có của di tích; đặc biệt là giữ lại tối đa các yếu tố gốc của văn hóa người Thái, nhưng phải tạo được không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng cho người dân, đồng thời đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch của du khách trong và ngoài huyện.

Lấy ý kiến các nhà khoa học về việc tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử đền Chín Gian

Đồng chí Phạm Nguyên Hồng, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở VH,TT&DL phát biểu ý kiến chỉ đạo tại hội nghị.

Phát biểu ý kiến chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Phạm Nguyên Hồng, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở VH,TT&DL thống nhất với các ý kiến của đại biểu; đồng thời đề nghị vẫn giữ nguyên tên của đền là đền Chín Gian. Cùng với đó, cần bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử, kiến trúc, văn hóa xã hội của di tích, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của Nhân dân và du khách thập phương.

Giám đốc Sở VH,TT&DL đề nghị Trung tâm Nghiên cứu lịch sử và Bảo tồn Di sản Văn hóa trên cơ sở các ý kiến đóng góp tại hội nghị, tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa, giúp huyện Như Xuân hoàn thiện hồ sơ trình Sở VH,TT&DL để sớm triển khai thực hiện dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử đền Chín Gian.

Quỳnh Nga


Quỳnh Nga

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]