Di tích đền thờ Nhà sử học Lê Văn Hưu ở xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa) được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khó khăn trong cấp “sổ đỏ” cho di tích

(THO) - Lâu nay, hầu hết các địa phương trong tỉnh mới chỉ quan tâm đến việc trùng tu, tôn tạo di tích mà ít quan tâm đến việc cấp “sổ đỏ” - giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho di tích. Xung quanh vấn đề này vẫn đang còn nhiều khó khăn, bất cập...

Di tích đền thờ Nhà sử học Lê Văn Hưu ở xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa) được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.

Hiện trên địa bàn huyện Thiệu Hóa có 42 di tích đã được xếp hạng nhưng di tích có GCNQSDĐ không nhiều, trong đó một số di tích có GCNQSDĐ thuộc hộ gia đình. Theo ông Trần Ngọc Tùng, Phó trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Thiệu Hóa: Điều này cũng gây không ít khó khăn vì không thể thực hiện chuyển đổi còn nếu chuyển đổi được thì Nhà nước phải bồi thường đất đai.

Bên cạnh đó, có một số di tích dù việc khoanh vùng bảo vệ đã được xác định nhưng do chưa di dời được các hộ dân trong quy hoạch nên vẫn rất khó cho việc cấp GCNQSDĐ. Di tích đền thờ Nhà sử học Lê Văn Hưu ở xã Thiệu Trung là một ví dụ. Năm 1990, đền thờ Nhà sử học Lê Văn Hưu được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Diện tích đất đền được xác định là 800m2. Năm 2008, để có thêm quỹ đất cho khuôn viên nhà thờ, UBND huyện Thiệu Hóa đã thống nhất với xã Thiệu Trung cho di dời 6 hộ dân nằm ở phía Đông ngôi đền để làm lối đi riêng và tôn tạo đền thờ, tương xứng với danh vị và công lao to lớn của ông đối với đất nước. Tổng diện tích mở rộng khuôn viên là 2.587m2. Tuy nhiên 10 năm qua, những hộ dân này vẫn chưa được di dời khỏi vùng quy hoạch. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, dù di tích đã được khoanh vùng bảo vệ nhưng để cấp GCNQSDĐ cho di tích lại liên quan đến việc di dời của 6 hộ dân này. Và để thực hiện việc di dời lại liên quan đến cơ chế chính sách, bồi thường, hỗ trợ và quỹ đất tái định cư cho người dân.

Tương tự, tại Khu di tích danh thắng cấp quốc gia núi An Hoạch (núi Nhồi), phường An Hoạch (TP Thanh Hóa), việc khoanh vùng bảo vệ di tích cũng đã được xác định nhưng hiện vẫn đang có hơn 100 hộ dân sinh sống ở trong khu vực bảo vệ của di tích. Ông Hoàng Quý Dương, Chủ tịch UBND phường An Hoạch, cho biết: Những hộ dân này đã ở đây trước khi di tích được công nhận, xếp hạng và để di dời thì phải thực hiện dự án Khu Di tích danh thắng núi Nhồi. Tuy nhiên, dự án này đến nay vẫn chưa được triển khai, thực hiện. Vì vậy, cũng rất khó trong việc cấp GCNQSDĐ cho khu di tích.

Cùng với Khu Di tích danh thắng núi Nhồi, hiện ở TP Thanh Hóa số di tích được cấp “sổ đỏ” chỉ đếm trên đầu ngón tay trong khi thành phố có đến gần 100 di tích đã được xếp hạng. Ông Lê Ngọc Linh, Phó trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin TP Thanh Hóa cho rằng: Di tích có “sổ đỏ” là hiếm. Vấn đề này cũng chưa được quan tâm nhiều vì chưa kịp làm theo hướng dẫn mới của Luật Di sản, chính vì vậy việc đôn đốc các đơn vị là rất khó. Hơn nữa, một số di tích hiện nay thất lạc hồ sơ khoa học và để được công nhận lại thì phải làm lại hồ sơ mới có đủ cơ sở để cấp “sổ đỏ”. Nhưng để làm lại hồ sơ khoa học rất khó khăn vì liên quan đến vấn đề kinh phí...

Hiện trên địa bàn toàn tỉnh có gần 800 di tích đã được xếp hạng. Nhưng cũng chỉ mới có một số di tích được cấp GCNQSDĐ. “Cấp sổ đỏ không phải khó khăn mà chính quyền địa phương phải quan tâm đến việc thực hiện Luật Di sản văn hóa để khoanh vùng, cắm mốc và cấp sổ đỏ bảo vệ di tích đó”. Ông Phạm Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản tỉnh cho biết.


Bài và ảnh: Vân Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]