(Baothanhhoa.vn) - Được huyện đánh giá là một trong những địa phương có chuyển biến tích cực trong việc thực hiện nếp sống mới trong việc cưới, việc tang và lễ hội, xã Thọ Thanh (Thường Xuân) hiện không còn những đám cưới, đám tang tổ chức linh đình, kéo dài với những âm thanh lớn. Thay vào đó là những đám cưới vui vẻ, tiết kiệm; đám tang không rải vàng mã, không bắt vía, gọi hồn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thường Xuân thực hiện hiệu quả nếp sống văn minh

Được huyện đánh giá là một trong những địa phương có chuyển biến tích cực trong việc thực hiện nếp sống mới trong việc cưới, việc tang và lễ hội, xã Thọ Thanh (Thường Xuân) hiện không còn những đám cưới, đám tang tổ chức linh đình, kéo dài với những âm thanh lớn. Thay vào đó là những đám cưới vui vẻ, tiết kiệm; đám tang không rải vàng mã, không bắt vía, gọi hồn.

Huyện Thường Xuân thực hiện hiệu quả nếp sống văn minh

Lễ hội Đình làng Hồ, xã Thọ Thanh (Thường Xuân).

Có được những chuyển biến tích cực trên là nhờ chính quyền xã đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống mới trong việc cưới, việc tang và lễ hội; giao trách nhiệm cho các hội, đoàn thể; đồng thời, xây dựng hương ước phá bỏ lệ cũ, không tổ chức ăn uống linh đình, trống kèn quá giờ quy định, không hoạt động mê tín dị đoan như khóc mướn, rải tiền, vàng mã trên đường đi... Các đám tang do đại diện thôn, bản phối hợp với các đoàn thể tổ chức; khuyến khích các gia đình lựa chọn theo hình thức hỏa táng, bảo đảm vệ sinh môi trường. Các lễ hội truyền thống của địa phương được tổ chức trang nghiêm, thành kính, văn minh, không tổ chức các hoạt động mê tín dị đoan, bói toán.

Không chỉ riêng xã Thọ Thanh mà nhiều địa phương trên địa bàn huyện đã quan tâm thực hiện nếp sống mới trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Để việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, cấp ủy, chính quyền huyện đã xây dựng kế hoạch thực hiện; chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân; gắn việc thực hiện nếp sống mới trong việc cưới, việc tang với việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phong trào xây dựng thôn, làng, cơ quan, đơn vị văn hóa; phong trào xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, phòng văn hóa - thông tin huyện đã phối hợp với phòng tư pháp hướng dẫn các địa phương xây dựng và chỉnh sửa quy ước, hương ước thôn, làng phù hợp với tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Các xã, thị trấn đều tổ chức triển khai, xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện. Một số địa phương đã xây dựng và ban hành các văn bản, đề án lành mạnh hóa việc cưới, việc tang, lễ hội gắn với xây dựng làng văn hóa như: Lương Sơn, Xuân Thắng, Yên Nhân, Ngọc Phụng, Xuân Dương... Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân nghiêm túc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội thông qua hệ thống loa truyền thanh, các buổi họp thôn, làng, các buổi sinh hoạt đoàn thể; kịp thời phê phán những hiện tượng tiêu cực, hủ tục, mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội. Từ đó, hình thành môi trường văn hóa lành mạnh, tiết kiệm, vui tươi phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, những giá trị truyền thống tốt đẹp được giữ gìn và phát triển.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội của huyện, hầu hết việc cưới, việc tang trên địa bàn huyện đều thực hiện văn minh, lịch sự, tiết kiệm, hạn chế mời ăn. Một số thủ tục, nghi thức thách cưới rườm rà đã được loại bỏ, không tổ chức ăn uống linh đình, mở loa đài quá công suất. Đối với việc tang, ở tất cả các thôn, làng đã xóa bỏ triệt để những tập tục lạc hậu. Việc mai táng được thực hiện theo quy hoạch của địa phương. Các nghĩa trang đã được xây dựng theo quy hoạch, cách xa khu dân cư, phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang. Ở những địa phương có người dân tộc Thái sinh sống, đã bỏ hẳn những hủ tục bắt vía, gọi hồn trong đám tang, không tổ chức ăn uống dài ngày gây lãng phí, đám tang được tổ chức tiết kiệm dựa trên những giá trị văn hóa truyền thống. Các lễ hội được tổ chức trang trọng, văn minh, lịch sự mà vẫn đảm bảo tính linh thiêng không còn tình trạng các lễ hội tổ chức linh đình gây tốn kém tiền của, mất trật tự công cộng, gây ách tắc giao thông. Nhiều nghi thức lễ hội truyền thống được khôi phục và duy trì thường xuyên nhằm tôn vinh các anh hùng dân tộc, thành hoàng làng nhằm giáo dục truyền thống đoàn kết, xây dựng, bảo vệ đất nước cho nhân dân, góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời, phần hội được tổ chức vui tươi, lành mạnh, kết hợp biểu diễn văn hóa văn nghệ với tổ chức các trò chơi dân gian, thi đấu các môn thể thao nhằm khôi phục và phục dựng các trò chơi dân gian, các loại hình nghệ thuật truyền thống; như: Kéo co, đẩy gậy, ném còn, chơi đu... không có hiện tượng lợi dụng để hoạt động mê tín dị đoan, bói toán.

Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn huyện thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Để phong trào thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội thời gian tới, huyện Thường Xuân tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức và người dân; sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước làng về nếp sống văn hóa nhằm điều chỉnh hành vi ứng xử của mỗi người dân; đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.

Bài và ảnh: Thế Sơn


Bài Và Ảnh: Thế Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]