(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, ngoài tập trung phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, huyện Như Xuân còn có nhiều hoạt động, giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Như Xuân bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Những năm qua, ngoài tập trung phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, huyện Như Xuân còn có nhiều hoạt động, giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc.

Huyện Như Xuân bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Đền Chín Gian tọa lạc trên đồi Pú Pỏm, thôn Thống Nhất, xã Thanh Quân đã được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử văn hóa vào tháng 1-2015.

Nằm cách trung tâm huyện khoảng 35 km, đền Chín Gian tọa lạc trên đồi Pú Pỏm, thôn Thống Nhất, xã Thanh Quân, đền được bao bọc bởi đồi núi, đồng ruộng, xung quanh là những ngôi nhà sàn của bà con đồng bào người dân tộc Thái sinh sống. Dựa trên truyền thuyết có cơ sở lịch sử, phù hợp với những dấu ấn vật chất và văn hóa về quá trình quy tụ của đồng bào Thái ở Thanh Quân còn lại đến nay, ngôi đền Chín Gian vốn có từ lâu đời, đã được họ Cầm đặc biệt là ông Cầm Bá Tiến (bố đẻ của Cầm Bá Thước) bang biện quân vụ 2 châu Thường Xuân, Lang Chánh đã nhiều lần huy động các Mường hàng năm sửa chữa đền và dâng trâu tế trời. Cũng theo lời kể của các cụ cao niên trong vùng, đền trước kia là một ngôi nhà có cấu trúc kiểu nhà sàn 9 gian, vào dịp lễ hội người Thái các vùng Tây Thanh - Nghệ tập trung về đây dâng lễ vật để cúng tế thần trời, một gian để trâu, một gian dành cho các thầy mo cúng và các gian còn lại mọi người tụ tập, giao lưu với nhau trong các ngày lễ hội. Đền có kết cấu kiểu nhà sàn tre, nứa lợp tranh do nhân dân đóng góp để làm. Mỗi gian trong đền tượng trưng cho một Mường, các mường mang vật cúng tế đến để cầu tài, cầu lộc, cầu an mưa thuận, gió hòa, được mùa bội thu. Số lượng người tham gia lễ hội có khi lên đến cả nghìn người. Dự hội, du khách thập phương có cơ hội giao thương, mua bán hàng hóa đồng thời tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí như nhảy sạp, khua luống, cồng chiêng cả ngày lẫn đêm, uống rượu cần, hát giao duyên...

Với những giá trị văn hóa, lịch sử tiêu biểu, năm 2015, đền Chín Gian đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa và đến năm 2016, huyện Như Xuân tổ chức lễ động thổ xây dựng tôn tạo di tích, đáp ứng sự mong mỏi của đồng bào dân tộc Thái huyện Như Xuân nói chung và của xã Thanh Quân nói riêng.

Cùng với đền Chín Gian, lễ hội Đình Thi - một lễ hội nổi tiếng của đồng bào dân tộc Thổ, thuộc thôn Trung Thành, xã Yên Lễ được tổ chức vào ngày 16 tháng 3 âm lịch hằng năm, nhằm tri ân, tưởng nhớ công đức danh tướng Lê Phúc Thành, người có công lớn giúp Lê Lợi đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh. Sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi, ông được lộc điền ở làng Sẹt, tức làng Trung Thành, xã Yên Lễ ngày nay, để khai khẩn đất đai, dựng làng mang lại cuộc sống ấm no cho người dân. Sau khi ông mất được nhân dân trong vùng tôn vinh làm Thành hoàng và xây dựng Đình Thi để thờ phụng. Hiện, ở Đình Thi còn lưu giữ 2 sắc phong thời Nguyễn của vua Khải Định và Bảo Đại vào các năm 1922 và 1934. Đình Thi được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 1995. Lễ hội Đình Thi được xem là đặc sản văn hóa truyền thống của huyện Như Xuân.

Ngoài các di tích văn hóa tâm linh kể trên, nhiều di tích khác trên địa bàn huyện cũng được quan tâm đầu tư, tôn tạo tu bổ đi vào sử dụng có hiệu quả như, Di tích danh lam thắng cảnh Thác Cổng trời (xã Xuân Quỳ), Di tích danh lam thắng cảnh Thác Đồng Quan (xã Hóa Quỳ)... đã trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài tỉnh. Cùng với việc duy trì những lễ hội đặc sắc của các dân tộc, hằng năm, UBND huyện đã tập trung xây dựng, giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của các đồng bào dân tộc Thái, dân tộc Thổ, dân tộc Mường, như: Múa cát sa; khua luống; hát khặp; nhảy sạp; tung còn; kéo co; bắn nỏ (của đồng bào dân tộc Thái); hát đốm, hát ru, hát chậm đò ho; múa hát trống chiêng, đi cà kheo, ném còn, kéo co (của đồng bào dân tộc Thổ); hát Xường; hát giao duyên; bắn nỏ; đẩy gậy, ném còn (của đồng bào dân tộc Mường)... Bên cạnh việc duy trì nghề dệt thổ cẩm, đan lát, nhằm phục vụ cuộc sống hàng ngày của bà con, thì các hoạt động văn hóa, văn nghệ luôn được huyện Như Xuân tập trung chỉ đạo thực hiện. Nhiều câu lạc bộ, loại hình văn hóa được thành lập và đi vào hoạt động có hiệu quả. Hiện nay, ở hầu hết các bản trên địa bàn đều xây dựng quy ước, hương ước về thực hiện nếp sống văn hóa. Việc hiếu, hỷ được nhân dân trong huyện tổ chức theo nếp sống văn hóa mới, đơn giản, tiết kiệm... Nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị di tích lịch sử, hằng năm UBND huyện đã quan tâm đầu tư trùng tu, tôn tạo, tu bổ các di tích; đẩy mạnh việc khôi phục và gìn giữ các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, đặc biệt là ở các thôn, bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa nơi có số đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Hiện trên địa bàn huyện Như Xuân có 23 di tích, trong đó có 5 đền, nghè; 2 hồ, 9 hang, 6 thác và 1 di tích cách mạng, trong đó có 4 di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh gồm: Di tích danh lam thắng cảnh thác Đồng Quan (xã Hóa Quỳ); Di tích lịch sử - văn hóa đền Chín Gian (xã Thanh Quân); Di tích lịch sử - văn hóa Đình Thi (xã Yên Lễ); Di tích danh lam thắng cảnh Bến En nằm trên địa bàn hai huyện Như Xuân và Như Thanh. Một số di tích đã được đầu tư, tôn tạo và đưa vào sử dụng, là Di tích lịch sử - văn hóa Đình Thi, Di tích thác Đồng Quan và Di tích danh lam thắng cảnh thác Cổng Trời, Di tích lịch sử - văn hóa đền Chín Gian. Để duy trì và phát huy các giá trị di sản văn hóa, thời gian tới huyện Như Xuân tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện; tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án về văn hóa đã được các cấp phê duyệt; làm tốt công tác quy hoạch, dự án phát triển văn hóa cộng đồng trên địa bàn huyện giai đoạn 2018-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Bài và ảnh: Trần Hằng


Bài Và Ảnh: Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]