(Baothanhhoa.vn) - Huyện Bá Thước được biết đến là một địa phương giàu tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch. Thành công từ việc đa dạng các loại hình du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đã và đang mang lại những hiệu quả tích cực.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Bá Thước phát triển du lịch gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa

Huyện Bá Thước phát triển du lịch gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa

Khách du lịch tham quan bản Đôn, xã Thành Lâm.

Huyện Bá Thước được biết đến là một địa phương giàu tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch. Thành công từ việc đa dạng các loại hình du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đã và đang mang lại những hiệu quả tích cực.

Sau khi được UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Phát triển du lịch cộng đồng huyện Bá Thước đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, huyện đã bắt tay ngay vào một số giải pháp trọng tâm, trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân tự hào về những giá trị văn hóa truyền thống cội nguồn, từ đó có ý thức, trách nhiệm để bảo tồn và giới thiệu những nét đẹp đó đến với du khách thông qua các sản phẩm du lịch sinh thái kết hợp với du lịch cộng đồng theo hình thức tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa – di tích lịch sử... Khách du lịch đến đây cũng được hòa mình vào đời sống sinh hoạt của cộng đồng, thưởng thức các món ẩm thực truyền thống... Cùng với đó, việc khôi phục làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm cũng được huyện Bá Thước chú trọng nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan của khách du lịch, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Điển hình như nghề dệt thổ cẩm làng Lặn Ngoài (xã Lũng Niêm) giải quyết việc làm cho gần 100 lao động, có thu nhập khoảng 2 triệu đồng/người/tháng; làng nghề thôn Tôm, xã Ban Công thu hút 40 lao động, thu nhập khoảng 1,5 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh đó, huyện đã quan tâm tổ chức sưu tầm, khôi phục, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, những phong tục, tập quán đặc sắc của đồng bào Thái và xóa bỏ các hủ tục trong việc cưới xin, ma chay, lễ hội...; bảo tồn các làn điệu dân ca, điệu múa, lễ hội trong các hội thi, hội diễn... Ngoài ra, huyện Bá Thước còn có nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên, như: Di tích khảo cổ Mái Đá Điều (xã Hạ Trung); Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, thác Muốn (xã Điền Quang), hang Tống Duy Tân (xã Thiết Ống)... Nơi đây cũng là cái nôi của sử thi “Đẻ đất, đẻ nước” của người Mường cùng các thể loại thơ ca tục ngữ truyện dân gian, làn điệu dân ca, dân vũ, múa sạp, múa xòe, múa trống chiêng, khặp giao duyên, kin chiêng boọc mạy của đồng bào dân tộc Mường, Thái...

Theo ghi nhận, việc xây dựng các bản, làng văn hóa du lịch cộng đồng, trong đó điểm nhấn là loại hình du lịch homestay đã được huyện tập trung quy hoạch, xây dựng. Trên cơ sở chú trọng khai thác các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc ở mỗi địa phương, từ đó du lịch cộng đồng ở huyện Bá Thước đã dần trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế, mang lại nguồn thu cho địa phương, nhất là cho người dân bản địa.

Ông Trương Văn Lịch, Bí thư Huyện ủy Bá Thước, cho biết: Để các giá trị văn hóa truyền thống thu hút du khách, tạo đà cho du lịch địa phương phát triển thì nhất thiết phải cần đến sự chung sức của người dân. Bởi vậy, trong thời gian qua, huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức du lịch cho cán bộ, đảng viên trong cộng đồng dân cư cho tới doanh nghiệp làm du lịch; đồng thời triển khai nhiều giải pháp linh hoạt để làm sao có thể khai thác tốt nhất những giá trị văn hóa phục vụ du lịch. Thực hiện tốt nhiệm vụ trên cũng chính là góp phần tô đậm, bồi tụ thêm cho bản sắc văn hóa dân tộc.

Xuân Minh


Xuân Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]