(Baothanhhoa.vn) - Đồng bào dân tộc Thái ở huyện Quan Hóa thường có câu “Gái biết dệt vải, trai biết đan chài” để nói về chuẩn mực của những người trong độ tuổi trưởng thành.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hội LHPN huyện Quan Hóa: Thực hiện nhiều giải pháp khôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Đồng bào dân tộc Thái ở huyện Quan Hóa thường có câu “Gái biết dệt vải, trai biết đan chài” để nói về chuẩn mực của những người trong độ tuổi trưởng thành.

Mô hình tổ hợp dệt thổ cẩm truyền thống ở bản Khó, xã Hồi Xuân (Quan Hóa).

Do đó, khi còn nhỏ, người con gái Thái đã được các bà, các mẹ truyền dạy cách quay tơ, dệt vải, phối màu, thêu những sản phẩm thổ cẩm thật đẹp để tặng gia đình nhà chồng. Nhưng theo thời gian và sự phong phú của các sản phẩm may mặc công nghiệp, nên nghề dệt thổ cẩm ở đây có nguy cơ bị mai một.

Trước thực tế trên, năm 2017, Hội LHPN Quan Hóa đã xây dựng mô hình dệt thổ cẩm truyền thống ở bản Khó, xã Hồi Xuân cho 18 chị em tham gia. Tham gia mô hình, các chị em được tập huấn về kỹ thuật dệt vải thổ cẩm của dân tộc Thái và dệt thổ cẩm hàng hóa. Hiện nay, mặt hàng thổ cẩm được sản xuất tại đây như chăn, đệm, khăn... không những phục vụ cho gia đình mà còn được bán ra thị trường, bước đầu mang lại thu nhập cho người dân.

Cùng các chị em phụ nữ trong tổ hợp miệt mài bên khung cửi, chị Lương Thị Cúc ở bản Khó, cho biết: “Gia đình tôi có truyền thống dệt thổ cẩm từ bao đời nay, nhưng sản phẩm làm ra chỉ phục vụ cho gia đình. Được sự động viên của hội phụ nữ xã, sự hỗ trợ của Nhà nước về học nghề, tôi đã tham gia vào tổ hợp dệt thổ cẩm của bản. Tranh thủ lúc thời gian nông nhàn, làm ra các sản phẩm để tăng nguồn thu nhập. Quyết tâm giữ nghề truyền thống, song hiện tại tổ hợp dệt thổ cẩm gặp không ít khó khăn về đầu ra của sản phẩm, nên chị em cũng chỉ hoạt động cầm chừng”.

Chị Phạm Thị Cúc, Phó Chủ tịch Hội LHPN Quan Hóa, cho biết: Thời gian qua, huyện hội đã chỉ đạo các hội cơ sở vận động, tuyên truyền những gia đình hội viên có khả năng khôi phục nghề dệt thổ cẩm để đào tạo nghề. Đồng thời, phối hợp với ban, ngành mở các lớp đào tạo nghề, trong đó chú trọng nghề dệt thổ cẩm. Cùng với đó, tuyên truyền hội viên phụ nữ việc mặc quần áo truyền thống của dân tộc mình trong các hoạt động lễ hội, tết. Đó cũng là cách gìn giữ và phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Thái. Tuy nhiên, để duy trì và phát triển nghề dệt thổ cẩm ở Quan Hóa, bên cạnh sự tích cực tham gia của người dân, của các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp, cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền nhằm tìm đầu ra cho sản phẩm. Có như vậy nghề dệt thổ cẩm truyền thống mới phát triển, ổn định và bền vững.


Bài và ảnh: Thiện Nhân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]