(Baothanhhoa.vn) - Đến nay, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) trong cả tỉnh nói chung và trên địa bàn huyện Lang Chánh nói riêng đã thực sự đi vào chiều sâu. Tính hiệu quả và sức lan tỏa của phong trào đã góp phần không nhỏ vào việc phát huy giá trị văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở Lang Chánh

Đến nay, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) trong cả tỉnh nói chung và trên địa bàn huyện Lang Chánh nói riêng đã thực sự đi vào chiều sâu. Tính hiệu quả và sức lan tỏa của phong trào đã góp phần không nhỏ vào việc phát huy giá trị văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân.

Hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở Lang ChánhHoạt động giao lưu khặp Thái, xường Mường của đồng bào Thái, Mường xã Giao Thiện.

Là phong trào lớn, mang tính toàn dân, toàn diện và lâu dài, nên nhiều năm qua, đặc biệt là khi Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ban hành, các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Lang Chánh thường xuyên chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nội dung, chương trình của phong trào. Kết quả, sau nhiều năm thực hiện, phong trào TDĐKXDĐSVH trên địa bàn huyện đã đạt được những thành tích ghi nhận. Đến nay, toàn huyện có 64/78 làng, bản, khu phố được công nhận đạt chuẩn văn hóa cấp huyện; 10/78 thôn, bản được công nhận đạt chuẩn văn hóa cấp tỉnh, đạt 12,8%; 20/22 cơ quan, đơn vị được công nhận đạt chuẩn văn hóa cấp huyện; 4/22 cơ quan, đơn vị được công nhận đạt chuẩn văn hóa cấp tỉnh, chiếm 18,1%; 34/34 trường học được công nhận cơ quan đạt chuẩn văn hóa cấp huyện, trong đó có 21 trường được công nhận đạt chuẩn văn hóa cấp tỉnh. Các làng văn hóa đều có số hộ đạt gia đình văn hóa từ 75% trở lên. Hiện, toàn huyện có 8.200/11.566 hộ gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, đạt 70,8%. Cùng với đó, ở các khu dân cư trong huyện đều xây dựng, bổ sung quy ước, hương ước địa phương; duy trì tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và tổ chức lễ hội...

Kết quả này đã và đang góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân, tình đoàn kết làng, bản, khu phố cũng được nâng lên. Nhiều hoạt động như, phổ biến kiến thức về khuyến nông, phát triển kinh tế; thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, vệ sinh môi trường cũng như nâng cao nhận thức về pháp luật cho Nhân dân... cũng được thực hiện thuận lợi và hiệu quả hơn. Hoạt động văn nghệ quần chúng được các cơ quan, đơn vị duy trì và phát huy hiệu quả. Những nét đẹp của gia đình, dòng họ, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc được khơi dậy và phát huy, nhiều làng văn hóa đã vận động Nhân dân đầu tư xây dựng được cổng chào; một số ngành nghề truyền thống và lễ hội có nguy cơ mai một như: Thêu dệt thổ cẩm, lễ hội Chá Mùn, múa Pồn Pôông, ném còn, khặp xường giao duyên... dần được khôi phục.

Theo bà Lê Thị Tâm, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Lang Chánh, có được sự chuyển biến tích cực trong phong trào TDĐKXDĐSVH, hằng năm, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong huyện tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bằng nhiều hình thức phong phú. Đồng thời, tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu bình xét, công nhận danh hiệu gia đình, làng, bản, khu phố, đơn vị văn hóa ở các xã, thị trấn; thường xuyên cử cán bộ phụ trách xuống cơ sở phối hợp tiến hành khảo sát thực tế và hướng dẫn tổ chức đăng ký xây dựng làng, bản, khu phố, gia đình văn hóa theo đúng trình tự quy định. Từ đó, phong trào TDĐKXDĐSVH đi vào nền nếp và ngày càng được các tầng lớp Nhân dân quan tâm, hưởng ứng.

Cùng với giải pháp trên, sự khởi sắc của phong trào TDĐKXDĐSVH ở Lang Chánh cũng bắt nguồn từ những kết quả trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó phải nói đến sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế đúng hướng, nhất là nhiều hộ gia đình đã tự phấn đấu vươn lên, tìm các mô hình phát triển kinh tế để làm giàu như: Mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi, trồng trọt, chế biến lâm sản, dịch vụ vận tải... Bởi, kinh tế có bước phát triển, đời sống người dân được cải thiện, nâng cao sẽ tạo tiền đề vững chắc cho công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở đi vào chiều sâu. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, quá trình triển khai thực hiện phong trào vẫn còn những hạn chế nhất định. Đó là sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quá trình triển khai thực hiện phong trào có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên và thiếu đồng bộ. Công tác thông tin, tuyên truyền chưa có sự sáng tạo, đổi mới, chất lượng tuyên truyền chưa cao, chưa sâu rộng...

Từng bước khắc phục những hạn chế, khó khăn trên, đưa phong trào TDĐKXDĐSVH phát triển bền vững trong giai đoạn tiếp theo, thiết nghĩ các cấp ủy, chính quyền huyện Lang Chánh cần quan tâm tăng cường nguồn lực cho phong trào, đặc biệt là thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa văn hóa, thu hút ngày càng nhiều người dân, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong huyện đóng góp sức người, sức của vào việc xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế - xã hội, các thiết chế và hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở. Khai thác và phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa để phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của cộng đồng. Gắn kết chặt chẽ phong trào với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, với các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương. Đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội... Qua đó, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống, không ngừng nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, góp phần ổn định và phát triển kinh tế địa phương.

Bài và ảnh: Phong Sắc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]