(Baothanhhoa.vn) - Có dịp tham dự một buổi sinh hoạt của câu lạc bộ (CLB) hát chầu văn xã Châu Lộc (Hậu Lộc), chúng tôi cảm thấy dòng nhạc dân gian truyền thống đang dần được “tiếp lửa” bởi những người trẻ tuổi và đầy nhiệt huyết. Anh Trần Quang Hậu, Chủ nhiệm CLB hát chầu văn xã Châu Lộc chia sẻ: “Tuy mới thành lập được khoảng 5 tháng, nhưng CLB đã thu hút được 15 thành viên tham gia là những người biết hát chầu văn, giáo viên dạy nhạc và thanh, thiếu nhi trên địa bàn xã Châu Lộc. Mục đích là tuyên truyền, vận động, tổ chức, hướng dẫn những người có cùng sở thích hát chầu văn tham gia tập luyện, biểu diễn, dự thi... qua đó thúc đẩy phong trào văn hóa, văn nghệ tại địa phương, góp phần khôi phục và bảo tồn nghệ thuật ca hát cổ truyền của dân tộc”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hậu Lộc khôi phục và bảo tồn nghệ thuật truyền thống

Có dịp tham dự một buổi sinh hoạt của câu lạc bộ (CLB) hát chầu văn xã Châu Lộc (Hậu Lộc), chúng tôi cảm thấy dòng nhạc dân gian truyền thống đang dần được “tiếp lửa” bởi những người trẻ tuổi và đầy nhiệt huyết. Anh Trần Quang Hậu, Chủ nhiệm CLB hát chầu văn xã Châu Lộc chia sẻ: “Tuy mới thành lập được khoảng 5 tháng, nhưng CLB đã thu hút được 15 thành viên tham gia là những người biết hát chầu văn, giáo viên dạy nhạc và thanh, thiếu nhi trên địa bàn xã Châu Lộc. Mục đích là tuyên truyền, vận động, tổ chức, hướng dẫn những người có cùng sở thích hát chầu văn tham gia tập luyện, biểu diễn, dự thi... qua đó thúc đẩy phong trào văn hóa, văn nghệ tại địa phương, góp phần khôi phục và bảo tồn nghệ thuật ca hát cổ truyền của dân tộc”.

Hậu Lộc khôi phục và bảo tồn nghệ thuật truyền thống

Một buổi tập của CLB hát chầu văn xã Châu Lộc.

CLB hát chầu văn xã Châu Lộc sinh hoạt định kỳ 2 lần trong tháng. Trong các buổi sinh hoạt của CLB sẽ tổ chức tuyên truyền, dạy hát chầu văn kết hợp với các giờ sinh hoạt ngoại khóa của công tác đoàn, đội cho thanh, thiếu nhi trong xã. Bên cạnh đó, các thành viên còn được giao lưu trao đổi với nhau về cách hát, chơi nhạc cụ, viết lời mới phù hợp với từng nội dung chương trình biểu diễn. Đặc biệt, trên địa bàn xã có cụm di tích thắng cảnh đền Hàn Sơn gắn với lễ hội đền Hàn Sơn, nên đã thu hút được nhiều người tham gia hát chầu văn. Tới đây CLB sẽ mở rộng thêm thành viên, tăng thời gian hoạt động và đẩy mạnh nghiên cứu, xây dựng nhiều tiết mục hay, hấp dẫn, góp phần nâng cao chất lượng các tiết mục tham gia hội thi, hội diễn. Đây thực sự là mô hình sinh hoạt tập thể, hướng tới việc lưu giữ, bảo tồn, phát huy những giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc; đồng thời nuôi dưỡng, ươm mầm những tài năng cho nghệ thuật truyền thống, nhất là thế hệ trẻ.

Không chỉ có CLB hát chầu văn xã Châu Lộc hoạt động sôi nổi, mà nhiều CLB nghệ thuật truyền thống khác trên địa bàn huyện cũng được duy trì hiệu quả. Từ năm 2012, huyện Hậu Lộc đã phát động các xã, thị trấn khôi phục các CLB văn hóa, văn nghệ truyền thống. Từ những CLB đầu tiên thành lập như: CLB dân ca Hồng Thắm xã Liên Lộc, CLB chèo xã Lộc Sơn, CLB tuồng xã Cầu Lộc, CLB chèo xã Hưng Lộc... đến nay toàn huyện đã có 15 CLB hoạt động thường xuyên. Trong đó, đáng chú ý là việc thành lập các CLB có sự tham gia của nhiều người trẻ tuổi, thanh niên và học sinh. Ngoài ra, huyện cũng thường xuyên tổ chức liên hoan các làng văn hóa, hội diễn văn nghệ quần chúng..., từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình nghệ thuật truyền thống có đất diễn. Các tiết mục hát chầu văn, hát chèo, tuồng, dân ca... không chỉ được thể hiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, mà còn tham gia biểu diễn phục vụ tại các lễ hội, dịp tết, hội làng, tạo sự gắn kết cộng đồng và bảo tồn các giá trị âm nhạc truyền thống. Điều đáng mừng là thông qua việc tổ chức thực hiện, các CLB nghệ thuật truyền thống ở Hậu lộc đã tập hợp được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ đối với công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Mặc dù vậy, việc khôi phục và bảo tồn các loại hình nghệ thuật truyền thống trên địa bàn huyện còn có những khó khăn nhất định, như: Các loại hình nghệ thuật này không phải xuất phát từ địa phương, mà du nhập từ các nơi khác về để xây dựng, nên không có nghệ nhân truyền nghề. Hơn nữa, nguồn kinh phí để hoạt động và duy trì CLB còn hạn chế, vì tự nguyện đóng góp là chính. Ở một số nơi, chính quyền địa phương chưa coi trọng việc giữ gìn văn hóa truyền thống, chưa quan tâm đầu tư nên một số CLB hoạt động chưa sôi nổi, chưa thực sự chất lượng, hiệu quả.

Ông Cao Công Thức, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hậu Lộc cho biết: Thời gian qua, huyện đã có những chỉ đạo cụ thể nhằm khuyến khích học sinh các trường học trên địa bàn tích cực xây dựng các tiết mục văn hóa, văn nghệ mang màu sắc dân tộc khi tham gia các hội thi, hội diễn. Trong đó phát huy tốt các loại hình nghệ thuật truyền thống mà các địa phương đã khôi phục bằng hình thức sân khấu hóa, xây dựng các nhân vật lịch sử, hình tượng nghệ thuật trong các tiết mục. Phòng văn hóa và thông tin cũng sẽ tham mưu cho huyện xây dựng đề án bảo tồn các CLB nghệ thuật truyền thống, kết hợp khôi phục các trò chơi, trò diễn dân gian. Đồng thời đề xuất với huyện hỗ trợ các trang thiết bị, đạo cụ âm nhạc phục vụ biểu diễn, có cơ chế bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực và rà soát hồ sơ đề nghị với ngành chức năng để công nhận danh hiệu cho các nghệ nhân.

Bài và ảnh: Ngọc Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]