(Baothanhhoa.vn) - Có nhận định rằng, xây dựng nền văn hóa mới là quá trình xây dựng, vun đắp những tư tưởng đúng, những tình cảm lành mạnh, những phong tục tập quán tốt đẹp; đồng thời quét sạch những nhân tố lạc hậu trong đời sống văn hóa của xã hội.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hương ước, quy ước:

Góp phần tạo dựng diện mạo văn hóa nông thôn mới

Góp phần tạo dựng diện mạo văn hóa nông thôn mới

Nghi thức hầu đồng - một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng thường được tổ chức tại đền Hàn Sơn (Hà Trung).

Có nhận định rằng, xây dựng nền văn hóa mới là quá trình xây dựng, vun đắp những tư tưởng đúng, những tình cảm lành mạnh, những phong tục tập quán tốt đẹp; đồng thời quét sạch những nhân tố lạc hậu trong đời sống văn hóa của xã hội.

Trong quá trình này, các hương ước, quy ước đóng một vai trò quan trọng, khi góp phần tích cực hỗ trợ việc thực hiện pháp luật của Nhà nước và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội mang tính tự quản trong cộng đồng dân cư.

Quyết định 22/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước, đã nêu rõ: “Hương ước, quy ước là văn bản quy định các quy tắc xử sự do cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố tự nguyện thỏa thuận và thiết lập nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của cộng đồng dân cư và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận”. Theo đó, nội dung của hương ước, quy ước do cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố quyết định, bao gồm một hoặc một số lĩnh vực của đời sống xã hội mà pháp luật chưa quy định hoặc quy định nguyên tắc; ghi nhận các phong tục, tập quán tốt đẹp và biện pháp hạn chế, tiến tới xóa bỏ các hủ tục, mê tín dị đoan... Hiện nay, Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới là một trong những chủ trương lớn và toàn diện, đang được triển khai rộng khắp. Theo đó, việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước làng văn hóa càng có vai trò quan trọng, khi đây được xem như một giải pháp hướng đến xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Khi triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, huyện Hà Trung đã gắn nhiệm vụ này với việc thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”. Thông qua cuộc vận động, địa phương đã khuyến khích, vận động Nhân dân tích cực tham gia xây dựng hương ước, quy ước làng, thôn, khu phố văn hóa. Đồng thời, tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước trên địa bàn toàn huyện, sao cho phù hợp với yêu cầu và tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đến nay, cuộc vận động đã phát triển tương đối rộng khắp với nhiều phong trào đã và đang được triển khai thực hiện trong cộng đồng. Điển hình là phong trào “3 không” ở các khu dân cư (không có tội phạm, tệ nạn xã hội; không ô nhiễm môi trường; không vi phạm quy ước xây dựng nếp sống văn hóa). Đồng thời, phát huy tốt vai trò tự quản, ý thức tự giác, tinh thần tương thân tương ái... trong mỗi người và trong cộng đồng. Đặc biệt, việc thực hiện hương ước, quy ước làng, thôn, khu phố văn hóa đã phát huy được hiệu quả. Qua đó, nhiều phong tục tập quán tốt đẹp và các giá trị văn hóa truyền thống được gìn giữ, phát huy; quan hệ gia đình, hàng xóm ngày càng trở nên gắn bó; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững...

Khi tìm hiểu về văn hóa Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu thống nhất rằng, văn hóa làng là cốt lõi của văn hóa nông thôn, cũng là nơi lưu giữ hồn cốt của văn hóa dân tộc. Cùng với chức năng về chính trị, kinh tế, thì làng là một môi trường văn hóa, nơi hình thành, phát triển, lưu giữ và trao truyền văn hóa tới mọi cá thể trong cộng đồng. Ở đó, hương ước, quy ước vốn được cả cộng đồng thống nhất thực hiện, cũng đã góp phần hình thành nên phong cách sống của con người. Nói cách khác, hương ước, quy ước được xem như một “công cụ” để rèn rũa và hun đúc nên những phẩm chất đẹp, như bản tính kiên cường, anh dũng trong chiến đấu, tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự hòa nhã, thân thiện, mến khách trong ứng xử, giao tiếp... Đồng thời, sống trong làng, mỗi cá nhân có các mối quan hệ rằng rịt, nhiều chiều về dòng tộc, họ hàng, các tổ chức xã hội và về lợi ích. Đó cũng đồng thời là cơ sở cho sự hình thành ý thức cộng đồng trong mỗi người. Đặc biệt là ý thức về bổn phận, trách nhiệm đối với sự phát triển của làng xã, quê hương và việc gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa, thuần phong mỹ tục...

Chính vì lẽ đó, xây dựng nông thôn mới trước nhất phải là sự nối tiếp và kế thừa các giá trị tốt đẹp của nông thôn truyền thống, đặc biệt là về văn hóa. Trong 19 tiêu chí nông thôn mới, có 2 tiêu chí thuộc lĩnh vực văn hóa là cơ sở vật chất văn hóa (tiêu chí 6) và văn hóa (tiêu chí 16). Theo như quy định thì việc thực hiện tốt 2 tiêu chí này sẽ là điều kiện “cần” và “đủ” để đạt chuẩn “nông thôn mới”. Tuy nhiên, theo nhận định của nhà nghiên cứu Phan Ngọc, thì “Làng Việt Nam có tổ chức quan tâm đến người dân, chứ không đơn thuần là một bị khoai tây như làng ở phương Tây”. Nhiều giá trị văn hóa và tính nhân văn được hội tụ ở văn hóa làng, mà chủ nhân của nó là người nông dân. Bởi vậy, suy cho cùng, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa làng trong nông thôn mới, cũng xuất phát từ con người, do con người và vì con người. Muốn làm được điều đó, thì vai trò của các hương ước, quy ước là không thể phủ nhận.

Song song với việc triển khai các tiêu chí nông thôn mới, nhiều địa phương cũng tích cực xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trên cơ sở kế thừa những mặt tích cực của hương ước cũ và phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Các hương ước, quy ước hướng đến giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục; thực hiện các hành vi ứng xử văn minh trong giao tiếp, ăn, ở, đi lại...; xóa bỏ hủ tục và phát triển các hình thức hoạt động văn hóa lành mạnh; phát huy tình làng, nghĩa xóm, đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư. Bên cạnh đó, hương ước, quy ước cũng đề ra các biện pháp góp phần bảo vệ tài sản công cộng và tài sản của công dân; bảo vệ môi trường sống, bảo vệ, rừng, biển, sông, hồ, danh lam thắng cảnh, đền chùa, miếu mạo, các nguồn nước, đê điều, đập nước, kênh mương, kè cống; xây dựng đường làng, ngõ xóm, trồng cây xanh, chống ô nhiễm các nguồn nước trên địa bàn. Đồng thời, hương ước, quy ước cũng đề ra các biện pháp bảo vệ thuần phong mỹ tục, bài trừ các hủ tục trong ma chay, cưới hỏi, thờ phụng, lễ hội. Đặc biệt, các hương ước, quy ước phải góp phần xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; đề ra những tiêu chuẩn gia đình văn hóa, các quy tắc đạo đức mới và giúp đỡ nhau tìm ra các biện pháp xử lý tốt các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, hương ước, quy ước cũng góp phần xây dựng tình đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng; vận động các thành viên trong gia đình, họ tộc, xóm làng đoàn kết nhau phát triển sản xuất, nâng cao mức sống, khuyến học, khuyến nghề; đề ra các biện pháp thích hợp góp phần bảo vệ trật tự, trị an trên địa bàn...

Khôi Nguyên


Khôi Nguyên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]