(Baothanhhoa.vn) - Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) xứ Thanh là di sản văn hóa tồn tại từ nhiều đời, là thông điệp của quá khứ để lại cho ngày nay.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số qua trang phục truyền thống

Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) xứ Thanh là di sản văn hóa tồn tại từ nhiều đời, là thông điệp của quá khứ để lại cho ngày nay.

Đồng bào dân tộc Mường (Ngọc Lặc) trong ngày lễ hội.

Nếu như trang phục truyền thống bị mai một sẽ làm mất đi giá trị văn hóa, tín ngưỡng, giá trị tâm linh và bản sắc của các dân tộc. Bởi vậy, việc giữ gìn bảo tồn trang phục truyền thống là vô cùng cần thiết, nhất là trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.

Theo tìm hiểu ở một số địa phương, như: Ngọc Lặc, Lang Chánh, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát... đã khuyến khích cán bộ, công chức và người dân là người DTTS có một bộ trang phục dân tộc truyền thống cho riêng mình và mặc khi có những sự kiện quan trọng như: Đại hội Đảng, tiếp xúc cử tri, những ngày lễ, tết, giao lưu văn hóa, văn nghệ... Đặc biệt, tại các trường dân tộc nội trú khi có lễ kỷ niệm các em phải mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình... Đây là một trong những cách làm linh hoạt, sáng tạo để trang phục truyền thống “sống” được trong cộng đồng dân cư.

Đồng chí Lương Văn Tưởng, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh chia sẻ: Nếu như trong trò diễn Pồn Pôông của người Mường; trò diễn Kin chiêng boọc mạy của người Thái, lễ tục trong đám cưới của người Mông, lễ cấp sắc của người Dao hoặc ở trong các chương trình giao lưu văn hóa, thể thao... mà thiếu đi những bộ trang phục truyền thống thì có lẽ những sự kiện đó sẽ tẻ nhạt, đơn điệu khi thiếu vắng nét duyên, sự tinh tế của những gam màu sinh động trong trang phục truyền thống. Để bảo tồn, phát huy trang phục của mỗi dân tộc, trong những năm qua, tỉnh ta đã khôi phục, hình thành một số làng nghề, HTX trồng dâu, nuôi tằm, dệt thổ cẩm ở các huyện Lang Chánh, Cẩm Thủy, Bá Thước... Tỉnh cũng tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để trang phục truyền thống của người DTTS được trưng bày, trình diễn, qua đó khơi dậy trong đồng bào niềm tự hào và yêu thích sử dụng trang phục của dân tộc mình.

Tuy nhiên, vấn đề bảo tồn trang phục, người dân phải là chủ thể, Nhà nước có chính sách tác động, để tạo ra một môi trường lành mạnh trong việc sản xuất, gia công, lưu thông hàng hóa gắn với việc sản xuất trang phục dân tộc. Ngoài ra, việc tôn vinh các nghệ nhân có công gìn giữ, bảo tồn những nghề như nghề dệt truyền thống cũng phải được quan tâm... Và một điều hết sức quan trọng chính là ý thức của người dân, những chủ thể sáng tạo và sử dụng, với chính sản phẩm mình làm ra, với giá trị văn hóa của dân tộc mình. Do vậy cần làm tốt công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức để đồng bào hiểu và trân trọng, tự hào về giá trị của những di sản văn hóa dân tộc nói chung và trang phục truyền thống nói riêng, từ đó có ý thức giữ gìn, tôn vinh, tự bảo tồn.

Vấn đề bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các DTTS là hành trình dài lâu và không hề đơn giản. Nhiều nhà chuyên môn cho rằng, việc bảo tồn dạng tĩnh như trong thư viện, bảo tàng đã khó, thì bảo tồn, phát huy trong cuộc sống hằng ngày càng khó hơn. Bởi vậy, việc giữ gìn, phát huy giá trị trang phục truyền thống DTTS trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa rất cần sự quan tâm, góp sức của cả cộng đồng xã hội.


Bài và ảnh: Gia Bảo

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]