Dù ở cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng vợ chồng ông Nguyễn Tô, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) vẫn gắn bó, tâm huyết với nghề làm lân truyền thống, đặc biệt vào dịp Tết Trung Thu. Cơ sở lân của gia đình nức tiếng gần xa, trở thành địa điểm đến của nhiều em nhỏ cũng như giới kinh doanh lân trong và ngoài tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đôi vợ chồng “gắn duyên” với nghề làm lân truyền thống gần nửa thế kỷ

Dù ở cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng vợ chồng ông Nguyễn Tô, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) vẫn gắn bó, tâm huyết với nghề làm lân truyền thống, đặc biệt vào dịp Tết Trung Thu. Cơ sở lân của gia đình nức tiếng gần xa, trở thành địa điểm đến của nhiều em nhỏ cũng như giới kinh doanh lân trong và ngoài tỉnh.

Lân là “đứa con” tinh thần Ông Tô năm nay 80 tuổi, còn vợ ông bà Tuyết cũng đã ngoài thất thập nhưng cả hai vẫn còn khá minh mẫn. Tuy sức khỏe đã yếu dần đi, đôi tay không còn dẻo dai như thời son trẻ, ông bà vẫn hằng ngày bám giữ lấy nghề, chế tác ra những con lân đủ màu sắc để cung cấp cho thị trường dịp Tết Trung thu. Tính đến nay, đã 40 mùa Xuân. Ông Tô tâm sự lúc 18 tuổi, ông chỉ mới tập tành làm lân, cốt để mua vui cho mình. Thời ấy, làm lân nhọc và công phu lắm, không dễ dàng như bây giờ. Phải đi lựa thân tre đẹp, ngâm nước chống mối để vót ra thành từng thanh nhỏ uốn tạo dáng đầu lân; tháo đai thùng đạn xé ra làm dây buộc; tìm trái mù u, vôi quét tường nhuộm màu cho nó; mua lông thỏ về lựa ra màu trắng, đen làm lông; dùng lon sữa bò áp vô phía trên đầu lân làm sừng; nấu hồ dán giấy; ngồi vẽ từng họa tiết trang trí bằng tay. Mất nhiều ngày mới ra một sản phẩm hoàn hảo. Rồi lân ông Tô làm ra đẹp đến nỗi các gia đình Phật tử thay nhau đặt hàng mua về cho con cháu vui hội Trăng rằm. Khi được ngỏ lời, ông Tô gật đầu đồng ý ngay. Ban đầu, ông chỉ bán khung sườn, nhưng thời gian sau đó, thấy nguồn cầu ngày càng nhiều nên ông mở hẳn một cơ sở sản xuất tại nhà. Cứ mỗi vụ bán được chừng vài chục cái. Năm tháng đi qua, cơ sở ông ngày một lớn dần lên, trở nên nổi tiếng bậc nhất ở làng Thu Xà- một thương cảng sầm uất của người Hoa lúc bấy giờ. Ông cùng vợ làm thêm nhiều phụ kiện kèm theo con lân như mặt nạ ông địa, "tề thiên đại thánh" , áo quần cho người nhảy… để hút khách. Cái tình yêu mà vợ chồng ông Tô dành cho lân chẳng thể nào tả hết. Dường như nó đã trở thành “đứa con” tinh thần trong lòng họ, để khi đã ở cái tuổi xế chiều, thứ cảm xúc đó vẫn còn vẹn nguyên. Những con lân lần lượt ra đời với vẻ đẹp khó cưỡng, như có hồn hơn trong mắt người xem. Điều đó giúp cho sản phẩm có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Bà Trần Thị Tuyết, vợ ông Tô chia sẻ: "Hồi trẻ thấy họ làm lân mình ham quá mới bắt chước làm theo, rồi "gắn duyên" luôn chứ phụ nữ, con gái ít ai theo được."Nỗ lực phát triển nghề truyền thống Giờ ở Nghĩa Hòa, chỉ còn mỗi gia đình ông Tô giữ vị trí “độc tôn” trong nghề. Cứ đến hẹn lại lên, căn nhà nhỏ của vợ chồng ông chất đầy những con lân lớn nhỏ. Từ tháng 2-7 Âm lịch là mùa cao điểm, công việc làm không xuể. Ông Tô cho hay thời bây giờ làm lân đơn giản lắm, nguyên vật liệu thì có sẵn rồi, chỉ việc mua về dùng, 2 ngày là xong một con. Giá lân hiện nay dao động từ 350.000-700.000 đồng/con, đắt rẻ tùy theo chất liệu giấy hay vải, lông thường hay lông xù. Không những cung cấp cho các cửa hàng trong tỉnh, lân của vợ chồng ông Tô còn rong ruổi theo những chuyến xe về các địa phương khác như Bình Định, Quảng Nam, Đà Nẵng. Do làm ăn uy tín nên hiện nay, chỉ cần làm ra là có người đến chở đi tiêu thụ ngay. Mỗi mùa lân, gia đình cũng kiếm về khoản thu vài chục triệu đồng.

Ông Nguyễn Tô gìn giữ tấm ảnh về những mẫu lân của nhiều năm trước. (Ảnh: Phước Ngọc/TTXVN)

Để gìn giữ, phát triển cái nghề tạo dựng nên, vợ chồng ông Tô đã truyền dạy lại cho cả 4 người con trai của mình. Và tâm huyết ấy đã được đền đáp xứng đáng khi thấy họ yêu nghề không kém. Minh chứng thuyết phục nhất chính là, 4 cơ sở nhỏ của các con mọc lên gần cạnh căn nhà của ông bà, ngày càng ăn nên làm ra. Có người làm sỹ quan quân đội, có người công tác ở xã, tuy khá bận rộn nhưng chẳng ai bỏ bê. Trung thu đã cận kề, tiếng trống, chập cheng vang vọng khắp thôn, xóm. Nhà ông bà tấp nập trẻ nhỏ ra vô hỏi mua lân. Điều đó, càng làm họ thấy hạnh phúc hơn bao giờ hết. Em Nguyễn Thành Lợi, xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức, phấn khởi nói: "Lân bác Tô làm đẹp, nhiều hoa văn tinh xảo, giá rẻ lại rất bền nên năm nào cũng vậy, dù có xa mấy em cũng cố gắng đến tận nơi để mua về chơi." Ông Nguyễn Chí Thanh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Nghĩa Hòa, cho biết xã rất ghi nhận nỗ lực không biết mệt mỏi của gia đình ông Nguyễn Tô. Ngoài làm giàu cho mình, cơ sở lân của ông và các con trai đã tạo công ăn việc làm cho một số bà con ở địa phương, giúp con em có việc làm thêm, tiết kiệm được tiền mua sách vở dùng cho việc học. Đó là điều hết sức có ý nghĩa. “Làm lân riết nó quen rồi, ngày nào không ngắm nó thấy bứt rứt trong người lắm. Miễn còn sức khỏe, còn đi lại được là vợ chồng tôi vẫn cứ làm, làm để thỏa cái thú đam mê đã ăn vào máu thịt,” bà Tuyết nói./.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]