(Baothanhhoa.vn) - Năm nào cũng vậy, cứ vào sáng mùng 6 Tết âm lịch, hàng nghìn người dân xứ Thanh lại nô nức về bờ sông Hoàng (làng Ráng, xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn) để dự phiên chợ ném nhau bằng cà chua, trứng thối… để cầu may.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Độc đáo: Đi chợ "đánh nhau" để… cầu may

Năm nào cũng vậy, cứ vào sáng mùng 6 Tết âm lịch, hàng nghìn người dân xứ Thanh lại nô nức về bờ sông Hoàng (làng Ráng, xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn) để dự phiên chợ ném nhau bằng cà chua, trứng thối… để cầu may.

Độc đáo: Đi chợ “đánh nhau” để… cầu may

Đây là phiên chợ họp một lần duy nhất trong năm.

Chợ Chuộng là cầu nối giữa huyện Đông Sơn và Triệu Sơn, nằm ven sông Hoàng, giữa bãi đất trống được bồi đắp xung quanh bằng những ụ đất cao. Không chỉ riêng người dân xã Đông Hoàng mà phiên chợ thu hút hàng nghìn người dân từ các huyện lân cận như: Đông Sơn, Thiệu Hóa, Triệu Sơn… Từ bao đời nay, người dân đã truyền tai nhau câu nói: “Bỏ con, bỏ cháu, không bỏ mùng 6 chợ Chuộng”.

Độc đáo: Đi chợ “đánh nhau” để… cầu may

Ngay từ mùng 5 Tết, người dân quanh vùng cùng nhau góp tre, nứa để bắc một cây cầu khỉ qua sông Hoàng. Cầu tre này sau khi chợ tan (khoảng 1 giờ chiều cùng ngày) sẽ được dỡ bỏ. Sang năm đến phiên chợ, người ta lại góp tre bắc cầu.

Độc đáo: Đi chợ “đánh nhau” để… cầu may

Chợ bày bán la liệt với nhiều loại sản phẩm từ bàn tay của người nông dân như: bún, bánh đa, táo, con giống…

Độc đáo: Đi chợ “đánh nhau” để… cầu may

Trong đó, cà chua là một loại hàng hóa đặc biệt được bán rất nhiều để làm “vũ khí” ném nhau.

Độc đáo: Đi chợ “đánh nhau” để… cầu may

Cảnh buôn bán diễn ra tấp nập, nhưng không thấy sự cãi cọ, mặc cả về giá cả đắt, rẻ.

Độc đáo: Đi chợ “đánh nhau” để… cầu may

Ai đến chợ cũng đều chọn mua một thứ gì đó để mong gặp điều tốt lành.

Độc đáo: Đi chợ “đánh nhau” để… cầu may

Điều đặc biệt của người đến chợ Chuộng dù là không quen biết, nhưng hễ gặp nhau là họ… “choảng nhau” bằng cà chua, táo, trứng thối, thấy thích ai là ném túi bụi vào người đó. Người bị ném co chân chạy nhưng miệng vẫn cười toen toét vì theo quan niệm: “càng bị ném nhiều, năm đó càng gặp nhiều may mắn; năm nào đánh nhau càng to thì năm đó nhân dân trong vùng làm ăn càng phát đạt”.

Độc đáo: Đi chợ “đánh nhau” để… cầu may

Những dấu cà chua đỏ tươi trên trang phục giới trẻ như mang tới niềm tin, hy vọng vào một năm gặp thật nhiều may mắn.

Bà Nguyễn Thị Thắm (70 tuổi, TP. Thanh Hóa) chia sẻ: “Năm nào tôi cũng đi đến phiên chợ này, với mong muốn cầu cho đại gia đình một năm mới có sức khỏe tốt, con cái làm ăn phát đạt… Những năm trước, chợ Cầu May này đã bị biến tướng đi nhiều, họ đến không chỉ ném cà chua mà còn ném gạch, ném đá, dùng dao kiếm… chém nhau nữa. Nhưng vài năm trở lại đây, ý thức của người dân được nâng lên, tình hình an ninh được đảm bảo nên không còn chuyện đáng tiếc xảy ra nữa”.

Độc đáo: Đi chợ “đánh nhau” để… cầu may

Theo các cụ cao niên trong làng, tục lệ đặc biệt “đánh nhau cầu may” ở chợ Chuộng bắt nguồn từ một tích cũ, rằng: Ngày xưa, có một vị vua trong lần chiến đấu với giặc ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc bị thất thế nên phải lui binh. Bị lũ giặc truy sát ráo riết, nhà vua cùng số quân lính ít ỏi còn lại rút đến khu vực xã Đông Hoàng (ngày nay), thì lập tức được bá tánh trong vùng ra sức cứu giúp vua thoát nạn.

Độc đáo: Đi chợ “đánh nhau” để… cầu may

Để che mắt bọn giặc, người dân liền giả vờ tổ chức ngay một phiên chợ “biến” vua và binh lính thành người dân buôn bán. Khi đó, tất cả đều được cải trang thành dân cày, còn vũ khí được cất giấu trong các đống rau quả, lều quán. Quân giặc đuổi tới nơi, nhìn phiên chợ do người dân dựng lên cứ tưởng đây là một phiên chợ thật, nên không chút đề phòng.

Lợi dụng lúc giặc mất cảnh giác, vị vua này đã phát động cuộc phản công. Bằng sự đoàn kết, mưu trí, dũng cảm ấy… quân dân ta đã chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Cảm kích trước sự thông minh, dũng cảm của dân làng, vua đã trọng thưởng hậu hĩnh cho những người dân nơi đây… Kể từ đó, để tưởng nhớ về sự kiện này, hàng năm, vào Mùng 6 Tết người dân lại tổ chức phiên chợ Chuộng với phần đánh nhau giả như một nét văn hóa truyền thống.

Độc đáo: Đi chợ “đánh nhau” để… cầu may

Chợ Chuộng còn được biết đến bằng nhiều tên gọi khác như: chợ choảng, chợ ẩu đả, chợ đánh nhau, chợ giải xui, chợ ân oán, chợ cầu may…

Hoài Thu


Hoài Thu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]