(Baothanhhoa.vn) - Theo truyền thống, vào các ngày 18, 19 tháng Giêng hằng năm, người dân làng Ngán, xã Ngọc Khê và nhân dân các vùng Mường lân cận lại tổ chức lễ hội rước nước hang Bàn Bù.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đặc sắc lễ hội rước nước hang Bàn Bù

Theo truyền thống, vào các ngày 18, 19 tháng Giêng hằng năm, người dân làng Ngán, xã Ngọc Khê và nhân dân các vùng Mường lân cận lại tổ chức lễ hội rước nước hang Bàn Bù.

Tục hiến nước trong lễ hội rước nước hang Bàn Bù, làng Ngán, xã Ngọc Khê (Ngọc Lặc).

Theo sử sách ghi lại, trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, hang Bàn Bù, làng Ngán (nay là thôn Cao Vân, xã Ngọc Khê, huyện Ngọc Lặc) là địa điểm trú ẩn và tập hợp các binh lính Mường; suối Bàn Bù là phòng tuyến bên ngoài giúp Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần đánh thắng quân Minh. Sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, hang Bàn Bù được vua Lê Thái Tổ sắc phong cho dân bản tại đây tổ chức ăn mừng chiến thắng vào các ngày 18, 19 tháng Giêng hằng năm. Từ đó đến nay, lễ hội truyền thống này luôn được gìn giữ và phát huy. Việc tổ chức lễ hội do các vị chức sắc trong làng chủ trì thực hiện.

Lễ hội rước nước hang Bàn Bù có hai phần là phần tế và phần hội. Trong phần tế, người dân trong làng phải chọn đội nam nữ khỏe mạnh để khiêng kiệu, rước nước gồm 18 người, 9 nam, 9 nữ có nhiệm vụ vác ống nước cùng thầy cúng đi vào hang lấy nước. Đúng vào giờ đẹp, các mâm lễ cúng được đặt trên các bàn thờ trong các đền để ông Ậu (thầy cúng) đến cúng. Lễ vật cúng gồm: Xôi, gà, thủ lợn, thịt lợn, bánh chưng, cau trầu, rượu chè, hoa quả... Ông Ậu làm lễ khấn thờ thổ công, thờ mẫu, thờ thành hoàng làng. Khấn xong, ông Ậu cùng đội rước nước vào hang Bàn Bù để cúng thần nước xin vía nước. Khi đến cửa hang, đoàn rước không được vào hang mà đứng chờ dưới chân hang. Chỉ có ông Ậu cùng 9 đôi nam nữ được vào hang xin vía nước. Sau khi lấy nước ra cửa hang thì đặt bình nước lên kiệu rước về sân đền thờ mẹ nước (thủy lôi thần) cùng các vị chức sắc, các bô lão trong làng dâng hương, khấn vía nước. Tiếp đó ông Ậu cùng 7 thiếu nữ làm thủ tục hiến nước (chia nước) vào 7 bát. Họ dùng loại lá cỏ (gọi là cỏ trường sinh bất tử) để vẩy nước cho mọi người đến lễ hội. Sau đó đem nước đổ ra ruộng, ra sông, suối, bãi với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân dân no ấm.

Sau phần lễ, phần hội gồm các tiết mục văn hóa, văn nghệ, trò chơi, trò diễn gian dân gian truyền thống của đồng bào dân tộc Mường, như: Múa Pồn Pôông, đánh đu, ném còn, đẩy gậy, bắn nỏ, hát Xường, hát Đang...

Lễ hội rước nước hang Bàn Bù là nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mường ở làng Ngán, xã Ngọc Khê, thể hiện rõ mối quan hệ mật thiết giữa quá khứ, hiện tại theo đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.


Bài và ảnh: Khánh Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]