(Baothanhhoa.vn) - “Đến hẹn lại lên”, dịp đầu năm là dành cho không khí của lễ hội. Có thể vẫn còn những hạn chế nhưng năm nay, tại một số di tích đã mở ra một câu chuyện mới với sắc màu đẹp hơn, hoàn chỉnh hơn...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chuyện lễ hội đầu năm

“Đến hẹn lại lên”, dịp đầu năm là dành cho không khí của lễ hội. Có thể vẫn còn những hạn chế nhưng năm nay, tại một số di tích đã mở ra một câu chuyện mới với sắc màu đẹp hơn, hoàn chỉnh hơn...

Chuyện lễ hội đầu năm

Du khách đi lễ hội Phủ Na.

Tháng 10-2018, lễ hội đền Độc Cước (TP Sầm Sơn) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây chính là dấu mốc quan trọng góp phần nâng tầm du lịch của Sầm Sơn. Chính vì vậy, năm nay, ngay từ mùa lễ hội đầu năm tại đền Độc Cước cũng đã có nhiều thay đổi hơn so với mọi năm và được gói trọn trong “3 không”: Không ăn mày, không rác thải, không bán hàng rong trong đền. Tất nhiên, với “3 không” này, Sầm Sơn đã thực hiện nhiều năm trước đó nhưng cứ mỗi một mùa lễ hội đi qua, thì “3 không” được hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, từ 8 mắt camera, năm nay đền đã bổ sung thêm 4 mắt, giúp bảo đảm tình hình an ninh trật tự. Khu vực hóa sớ được chuyển ra phía sau đền để bảo đảm mỹ quan và công tác phòng cháy, chữa cháy được tốt hơn. Có thể nhận thấy rõ, những tấm biển tuyên truyền về ý thức, văn minh trong lễ hội cũng đã được treo nhiều hơn...

Ước tính đến ngày 16 tháng giêng, đền Độc Cước đón khoảng 150.000 lượt khách, đây là một con số không nhỏ. Quay trở lại với “3 không” của nhà đền, nếu để ý kỹ thì giữa dòng người tấp nập đến dâng hương là những nhân viên vệ sinh môi trường vẫn cúi mình để khó nhọc quét rác. Ông Cao Văn Tâm, Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Du lịch Sầm Sơn, cho biết: Để đón được nhiều khách hơn thì phải không ngừng nâng cao chất lượng từ trùng tu, tôn tạo di tích đến xây dựng văn minh, văn hóa trong lễ hội... Cứ mỗi mùa lễ hội thì chúng tôi có thêm nhiều kinh nghiệm để làm tròn hơn trách nhiệm của mình...

Những ngày đầu năm này về với Di tích Phủ Na, có thể nhận ra được sự yên bình so với nhiều năm về trước, đã không còn ồn ào bởi những tệ nạn cờ bạc trá hình, những người ăn mày, ăn xin, những hành vi xô chen để lấy nước thánh... Phủ Na năm nay đã đẹp hơn lên trong mắt du khách. Đó là một kỳ tích lớn. Ông Nguyễn Văn Cương, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Như Thanh khẳng định: Chúng tôi đã làm rất quyết liệt, bài bản, từ lễ hội 2018 đã thay đổi rất nhiều và năm nay càng rõ nét hơn, không làm thì không ổn vì tình trạng phức tạp trong lễ hội ở Phủ Na đã diễn ra từ lâu và đến lúc này đã dẹp bỏ được là một thành công lớn.

Mùa lễ hội năm nay, Phủ Na thành lập 6 tiểu ban với hơn 100 người tham gia phục vụ lễ hội. Bên cạnh đó các phương tiện đi lại của du khách đã được đưa vào bãi gửi xe chứ không đưa vào gửi nhà dân, có đường vào, đường ra riêng. Từ lầu Cô Bơ trở vào nghiêm cấm bán hàng, nghiêm cấm các loại trò chơi và từ đền Cô Bơ trở ra sẽ phân khu bán hàng, dịch vụ riêng...

Có lẽ chưa bao giờ ở lễ hội Phủ Na, du khách thấy được sự nghiêm túc và sạch sẽ đến thế. Ông Ngô Văn Tứ, nhân viên quản lý đền Cô Chín, người đã có đến 20 năm “gác” đền trong mùa lễ hội cũng cho biết: Từ hôm 30 tết đến nay (ngày 7 tháng giêng), có hôm anh em chúng tôi đã phải ăn mì tôm sống vì nếu như trước đây chỉ đi qua cầu đã ăn được bát phở thì giờ hàng quán không còn được bày bán ở trong này nên đành... hoãn phở ăn mì tôm. Mà để xuống ăn được bát phở bây giờ phải mất khoảng 30 phút, lúc lên đến đền chỉ sợ du khách lại lộn xộn trong việc dâng hương...

Rồi cũng sẽ không thể tránh được những hạt sạn tại di tích mùa lễ hội đầu năm nhưng với những cố gắng, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, ban quản lý di tích tại một số địa phương đã, đang và sẽ mở ra nhiều kỳ vọng về một mùa lễ hội văn minh, văn hóa...

Bài và ảnh: Mai Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]