(Baothanhhoa.vn) - Đối với người Thanh Hóa, nhạc phẩm “Chào sông Mã anh hùng” là niềm tự hào của đất và người xứ Thanh. Đó một bản anh hùng ca ngọt ngào và say đắm nhưng không kém phần kiên cường bất khuất.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chào sông Mã anh hùng – bài ca đi cùng năm tháng

Đối với người Thanh Hóa, nhạc phẩm “Chào sông Mã anh hùng” là niềm tự hào của đất và người xứ Thanh. Đó một bản anh hùng ca ngọt ngào và say đắm nhưng không kém phần kiên cường bất khuất.

Chào sông Mã anh hùng – bài ca đi cùng năm tháng

Ảnh minh họa.

Nhạc sĩ Xuân Giao tên khai sinh là Trương Xuân Giao ( 2-1-1932 – 21-8-2014), quê ở xã Như Quỳnh, huyện Văn Lâm (tỉnh Hưng Yên). Năm 18 tuổi, ông gia nhập quân đội và công tác tại Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị. Năm 1961, ông chuyển ngành về làm biên tập viên ở Nhà Xuất bản Âm nhạc. Trong sự nghiệp sáng tác âm nhạc về đề tài chiến tranh, nhạc sĩ Xuân Giao đã từng ghi dấu ấn với các tác phẩm: “Cô gái mở đường”, “Giữ vững biển trời Quảng Bình – Vĩnh Linh”. Tuy nhiên, khi tác phẩm “Chào sông Mã anh hùng” ra đời thì tên tuổi của ông liên tục được vang lên trên các sóng truyền thanh, thúc giục bước quân hành của bao đoàn quân vào Nam đánh giặc. Đối với người Thanh Hóa, nhạc phẩm “Chào sông Mã anh hùng” là niềm tự hào của đất và người xứ Thanh.

Đó một bản anh hùng ca ngọt ngào và say đắm nhưng không kém phần kiên cường bất khuất:

“Chờ gió lên đưa thuyền về (ơ ớ) xuôi

Đôi bờ sông Mã lá hoa khoe màu (ơ)

Hò ớ hơ... quê nhà mến yêu

Nắng chiều lưu luyến vươn bóng cau làng quê thân yêu

Hò hò ơ...

Ơ sóng vỗ mái chèo làng thôn quê ta khuất xa trìu mến

Ơ hỡi sông quê nhà hỏi sông nơi đây có bao anh hùng

Hò ơ dô ơ...

Các anh các chị tuổi xuân đôi mươi cánh tay luyện thép

Ơ đánh giặc đêm ngày đạn bom khôn ngăn tiếng ca yêu đời

Hò ơ dô khoan...”.

Tất cả ngôn ngữ, ý nghĩa trong toàn bộ bài hát tác giả muốn khẳng định rằng con sông Mã vốn yên bình và xinh đẹp với những khung cảnh hữu tình bằng hình ảnh con thuyền trôi trong gió, đôi bờ sông hoa lá ngát xanh. Đến hàng cau, cây chuối trên mảnh đất thép này, cũng trở nên hùng vĩ, nên thơ. Người sông Mã thì càng đặc biệt với bóng dáng o dân quân tuy bé nhỏ nhưng vai đeo súng, đứng hiên ngang canh gác bầu trời với cánh tay “luyện thép” và tâm thế luôn lạc quan trước bom đạn kẻ thù:

Sừng sững bóng cầu Hàm Rồng đứng

Soi bóng dòng sông Mã chảy mênh mang (ơ)

Ơi quê ta bao yêu thương

Vang nước sông tiếng hát anh hùng (ơ)...

Hùng vĩ đứng bên Hàm Rồng đó

Cau chuối bờ Nam Ngạn tươi xanh (ơ)

Tên cô dân quân hiên ngang

Mãi mãi vang cùng sông Mã anh hùng (ơ)

Hò ơi ơ ớ dô khoan, ơ ớ dô khoan...

Khi lời ca của Xuân Giao cất lên, chúng ta thấy lời ca đó như đã hòa vào với thiên nhiên sóng nước. Một bức tranh hùng vĩ hiện ra có người, có cảnh, có tình và niềm tự hào đan xen trong điệu hò sông Mã. Bức tranh đó tâm điểm là hình ảnh cây cầu Hàm Rồng sừng sững. Cây cầu không còn là vật vô tri mà cây cầu đã được ký thác tâm hồn của nhân dân Thanh Hóa và nhân dân cả nước. Cây cầu hiên ngang, hùng dũng đứng đó, đối mặt và thách thức đàn quạ thép của đế quốc Mỹ với hàng trăm tấn bom dội xuống cây cầu, hòng cắt đứt con đường huyết mạch chi viện cho chiến trường miền Nam: “Sừng sững bóng cầu Hàm Rồng đứng/ Soi bóng dòng sông Mã chảy mênh mang (ơ)”. Với dáng đứng kiêu hùng đó, cầu Hàm Rồng qua lời ca của Xuân Giao hiện lên kiêu dũng như chàng dũng sĩ Iliat hay Ôđixê trong sử thi Hy Lạp.

Nếu có sự vận dụng làn điệu hò sông Mã vào các khúc ca để tạo nên khung cảnh thanh bình nói thay cho khát vọng hòa bình bên bờ sông Mã, thì bên cạnh đó, tác giả đưa nhiều khổ nhạc âm điệu trầm, hùng, nhịp nhạc nhanh với tiết tấu loát, cho thấy có âm hưởng của nhạc Rốc đã đan xen vào khuôn nhạc, phải chăng nhằm biểu cảm sức mạnh dân tộc thông qua lời ca và âm thanh, tiết tấu của bài ca: “ Ơ... đất quê anh hùng, vùi chôn nơi đây, xác bao giặc Mỹ/ Ơ hỡi sông ta thề dù trong phong ba vẫn vững tay chèo Hò ơ dô ơ...”

Tất cả đã thể hiện trong khổ thơ nhạc sau:

Hò ơ ớ ơ đưa nhẹ mái chèo (ơ ớ ơ)

Ta chào sông Mã kiên cường đời đời (ơ)

Chào cô dân quân giữ quê nhà (ơ ớ ơ)

Cho thuyền ta mãi lướt trên nước sông trời thu trong xanh

Hò hò ơ...

Ơ... đất quê anh hùng, vùi chôn nơi đây, xác bao giặc Mỹ

Ơ hỡi sông ta thề dù trong phong ba vẫn vững tay chèo

Hò ơ dô ơ...

Lúa ngập xanh bờ làng thôn quê ta vẫn vui cày cấy

Ơ hỡi ai xuôi ngược dừng nghe câu ca xóm thôn được mùa

Hò ơ dô khoan...

Chào những anh hùng đất Hàm Rồng đó

Giữ vững cầu giữ trời quê ta (ơ)

Ai qua nghe vang bên sông những tiếng ca nhịp sống

tưng bừng (ơ)

Lừng lẫy chiến công Hàm Rồng đó

Đây bóng cầu ghi sức mạnh quân dân (ơ)

Ta yêu con sông quê hương yêu những con người bất

khuất kiên cường (ơ)

Hò ơ ơ hỡi dô khoan, ơ hỡi dô khoan, ơ hỡi dô khoan...

Với những giai điệu trầm hùng, tha thiết, đắm say pha lẫn chất liệu dân ca với hò sông Mã, nhạc sĩ Xuân Giao đã cho chúng ta một bản nhạc đi cùng năm tháng, bởi nó đã chạm đến tâm khảm mọi người, nói lên được hồn cốt một vùng đất địa linh nhân kiệt, thông qua ngôn ngữ mang đậm dấu ấn vùng miền, đồng thời chọn ra được nhiều hình ảnh ấn tượng, kết nối thành những chuỗi âm thanh chan vào tâm hồn chúng ta một thứ dung môi âm nhạc tan chảy tới từng tế bào khi như gió reo, lúc như nước chảy. Trong dịp kỷ niệm 990 năm tự hào về mảnh đất xứ Thanh, với lòng tri ân nhạc sĩ Xuân Giao đã viết “Chào sông Mã anh hùng”. Một lần nữa, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Viên Lan Anh


Viên Lan Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]