(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, huyện Như Xuân đã làm tốt công tác quản lý, tu bổ, phục hồi, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa (DTLSVH) trên địa bàn. Đến nay, phần lớn các di tích được công nhận đều được đầu tư kinh phí để tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp. Việc khai thác, phát huy giá trị các di tích từng bước có hiệu quả, góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bảo tồn, phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hóa ở huyện Như Xuân

Thời gian qua, huyện Như Xuân đã làm tốt công tác quản lý, tu bổ, phục hồi, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa (DTLSVH) trên địa bàn. Đến nay, phần lớn các di tích được công nhận đều được đầu tư kinh phí để tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp. Việc khai thác, phát huy giá trị các di tích từng bước có hiệu quả, góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Đền Chín Gian, xã Thanh Quân được đầu tư, tôn tạo khang trang.

Hiện trên địa bàn huyện Như Xuân có 23 di tích, trong đó có 5 đền, nghè; 2 hồ, 9 hang, 6 thác và 1 di tích cách mạng, trong đó có 4 di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh gồm: Di tích danh lam thắng cảnh thác Đồng Quan, xã Hóa Quỳ; Di tích lịch sử - văn hóa đền Chín Gian, xã Thanh Quân, Di tích lịch sử - văn hóa Đình Thi, xã Yên Lễ; Di tích danh lam thắng cảnh Bến En nằm trên địa bàn hai huyện Như Xuân và Như Thanh. Một số di tích đã được đầu tư, tôn tạo và đưa vào sử dụng, là Di tích lịch sử - văn hóa Đình Thi, Di tích thác Đồng Quan và Di tích danh lam thắng cảnh thác Cổng Trời, Di tích lịch sử - văn hóa đền Chín Gian.

Xác định giá trị to lớn của các DTLSVH, bởi vậy huyện Như Xuân đã ban hành nhiều văn bản quan trọng nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích, danh thắng trên địa bàn. Đồng thời, thực hiện phân cấp quản lý, nhằm phát huy giá trị các DTLSVH đã được Nhà nước xếp hạng; qua đó, góp phần nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền mỗi địa phương. Cùng với đó, UBND huyện Như Xuân chỉ đạo phòng văn hóa - thông tin và các phòng có liên quan giúp các xã cắm mốc các khu vực di tích, nhằm bảo vệ và tạo cảnh quan môi trường xung quanh khu vực di tích; đẩy mạnh công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi. Hàng năm các di tích được xếp hạng cấp tỉnh và các di tích lịch sử cách mạng đều được trích một phần ngân sách để đầu tư tôn tạo, tu bổ chống xuống cấp; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để công tác xã hội hóa trong bảo tồn, trùng tu các di tích có hiệu quả. Với cách làm này, việc xã hội hóa đã được các đơn vị, doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ, tự nguyện đóng góp xây dựng, tu bổ, làm cho các di tích thêm trang nghiêm, sạch đẹp và khang trang hơn. Nhiều di tích đã trở thành địa điểm sinh hoạt tinh thần của nhân dân địa phương trong suốt nhiều năm qua, góp phần giáo dục truyền thống cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ trên địa bàn huyện Như Xuân, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân.


Bài và ảnh: Gia Bảo

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]