(Baothanhhoa.vn) - Có dịp ghé thăm vùng cao xứ Thanh, chúng ta được chứng kiến nhiều sự đổi thay, cơ sở hạ tầng được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp, từng bước đồng bộ; nhiều thôn, bản đã xóa được những ngôi nhà tạm bợ, thay vào đó là nhà kiên cố, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bản làng chung sức giữ gìn bản sắc văn hóa

Có dịp ghé thăm vùng cao xứ Thanh, chúng ta được chứng kiến nhiều sự đổi thay, cơ sở hạ tầng được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp, từng bước đồng bộ; nhiều thôn, bản đã xóa được những ngôi nhà tạm bợ, thay vào đó là nhà kiên cố, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao...

Bản làng chung sức giữ gìn bản sắc văn hóa

Nét đẹp trang phục truyền thống vẫn luôn được người dân bản Sáng, xã Quang Chiểu (Mường Lát) giữ gìn.

Thế nhưng, trong tiến trình phát triển, đổi mới, nhiều địa phương đang đánh mất đi dáng vẻ làng quê mang nét thuần Việt. Những giá trị mang đậm bản sắc dân tộc đang đứng trước những thách thức và có những biểu hiện mai một. Những ngôi nhà truyền thống, đến khuôn viên nhà ở, không gian bản làng mang đậm đà bản sắc đang dần bị thu hẹp bởi tác động của lối sống hiện đại... Để góp phần duy trì và phát huy bản sắc văn hóa, nhiều địa phương ở khu vực miền núi đã và đang nỗ lực tìm giải pháp để lưu giữ, bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Điển hình như xã Mường Chanh (Mường Lát) có trên 90% là đồng bào Thái, trong đó 96% hộ dân vẫn sinh sống với nhiều thế hệ trong ngôi nhà sàn truyền thống. Ở đây, đồng bào vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn nét văn hóa trang phục cũng như các loại hình nghệ thuật, trò chơi, trò diễn dân gian độc đáo, như: Làn điệu khặp, điệu xòe, nhảy sạp, khua luống, ném còn, đánh cồng chiêng, bắn nỏ, kéo co... Những nét văn hóa này được người dân biểu diễn ở các ngày lễ, tết, trong một số sự kiện quan trọng, như chào mừng đại hội đảng các cấp, đón nhận danh hiệu làng văn hóa... Bên cạnh đó, người dân trong xã vẫn giữ được nghề dệt thổ cẩm truyền thống, hầu hết các hộ gia đình đều có khung dệt để làm ra những sản phẩm thổ cẩm, như: Màn đen, váy áo, đệm ngồi, khăn Piêu...

Tại xã Yên Lễ (Như Xuân) nơi có hơn 95% đồng bào dân tộc Thổ sinh sống vẫn còn lưu giữ khá nguyên vẹn nhiều nét văn hóa đặc sắc. Để có kết quả này, xã Yên Lễ luôn chú trọng việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Theo đó, hằng năm, xã long trọng tổ chức lễ hội Đình Thi nhằm tri ân, tưởng nhớ công đức danh tướng Lê Phúc Thành – là vị tướng giỏi giúp Vua Lê đánh đuổi giặc Minh. Ông cũng là người có công khai khẩn đất đai, dựng làng mang lại cuộc sống ấm no cho người dân. Sau khi mất, ông được nhân dân trong vùng tôn làm Thành hoàng và xây dựng Đình Thi để thờ phụng. Lễ hội Đình Thi được xem là “đặc sản” văn hóa truyền thống của huyện Như Xuân, thu hút được sự quan tâm của đông đảo du khách mỗi khi tổ chức. Trong lễ hội có hát đốm, hát ru, hát chậm đò ho; múa hát trống chiêng, đi cà kheo, ném còn...

Có thể thấy, trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo nên nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức, trong đó có thách thức về giữ gìn bản sắc văn hóa. Việc đồng bào các dân tộc miền núi xứ Thanh vẫn gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình là điều đáng trân quý và cần được nhân rộng.

Bài và ảnh: X.M



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]