(Baothanhhoa.vn) - Ngày 20-6-2017, Quốc hội thông qua Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước (TNBTNN) tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, có hiệu lực từ 1-7-2018. Luật TNBTNN năm 2017 đã sửa đổi, bổ sung toàn diện các nội dung của Luật TNBTNN năm 2009, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các bộ luật, luật mới ban hành, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013. Luật có một số điểm mới cơ bản sau đây:

Tin liên quan

Đọc nhiều

Điểm mới của Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước

Ngày 20-6-2017, Quốc hội thông qua Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước (TNBTNN) tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, có hiệu lực từ 1-7-2018. Luật TNBTNN năm 2017 đã sửa đổi, bổ sung toàn diện các nội dung của Luật TNBTNN năm 2009, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các bộ luật, luật mới ban hành, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013. Luật có một số điểm mới cơ bản sau đây:

Thứ nhất, luật đã bổ sung điều mới (Điều 4) về vấn đề nguyên tắc bồi thường của Nhà nước, theo đó quy định những vấn đề có tính chất xuyên suốt trong nội dung của luật, cụ thể: Xác định khuôn khổ pháp lý điều chỉnh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là khuôn khổ pháp lý riêng; quy định các yêu cầu cụ thể đối với việc giải quyết bồi thường phải: Kịp thời, công khai, bình đẳng, thiện chí, trung thực, đúng pháp luật; quy định rõ cơ chế giải quyết bồi thường; xác định rõ trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong trường hợp người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây ra thiệt hại...

Thứ hai, luật đã bổ sung phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự. Cụ thể, liên quan đến việc bồi thường trong lĩnh vực quản lý hành chính luật đã bổ sung các trường hợp Nhà nước có trách nhiệm bồi thường sau:

+ Đối với trường hợp được bồi thường do bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính, bổ sung thêm 2 biện pháp: Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm; buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng.

+ Đối với trường hợp được bồi thường do bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bổ sung 1 biện pháp: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

+ Bổ sung trường hợp được bồi thường “không áp dụng hoặc áp dụng không đúng quy định của Luật Tố cáo các biện pháp bảo vệ người tố cáo khi người đó yêu cầu”.

+ Bổ sung trường hợp được bồi thường do “thực hiện hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin về cố ý cung cấp thông tin sai lệch mà không đính chính và không cung cấp lại thông tin”.

+ Bổ sung trường hợp được bồi thường do “hoàn thuế” trái pháp luật.

+ Bổ sung trường hợp được bồi thường do “ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức từ tổng cục trưởng và tương đương trở xuống”.

Thứ ba, luật bổ sung, sửa đổi, bổ sung toàn diện các quy định về thiệt hại được bồi thường, bổ sung nhiều loại thiệt hại được bồi thường, tăng mức bồi thường thiệt hại về tinh thần, lượng hóa một số loại thiệt hại được bồi thường. Cụ thể đã bổ sung việc xác định thiệt hại (Điều 22), quy định về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm theo hướng bổ sung thiệt hại được bồi thường là khoản tiền phạt theo thỏa thuận trong giao dịch dân sự, kinh tế do không thực hiện được các giao dịch, bổ sung căn cứ tính lãi đối với thiệt hại, bổ sung quy định về thiệt hại được bồi thường là phần thiệt hại do vượt quá yêu cầu tình thế cấp thiết (Điều 23); sửa đổi, bổ sung toàn diện quy định về thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút (Điều 24), thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết (Điều 25) và thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm theo hướng quy định cụ thể hơn và lượng hóa một số thiệt hại được bồi thường (Điều 26); sửa đổi, bổ sung toàn diện quy định về thiệt hại về tinh thần (Điều 27), bổ sung quy định về thiệt hại và chi phí khác được bồi thường (Điều 28), bổ sung đối tượng được phục hồi danh dự (Điều 31), bổ sung quy định về các thiệt hại Nhà nước không bồi thường (Điều 32).

Thứ tư, luật sửa đổi, bổ sung toàn diện quy định về cơ quan giải quyết bồi thường theo hướng giữ quy định cơ quan giải quyết bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây ra. Bổ sung quy định cơ quan giải quyết bồi thường là tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự hoặc vụ án dân sự hoặc vụ án hành chính cho phù hợp với các cơ chế giải quyết bồi thường quy định tại Điều 4 (Điều 33 đến Điều 40).

Thứ năm, luật sửa đổi, bổ sung toàn diện quy định về thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại, tại tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự, tại tòa án trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính.

Với một số điểm mới cơ bản trên Luật TNBTNN (sửa đổi) 2017 đã góp một bước hoàn thiện về mặt thể chế điều chỉnh trách nhiệm bồi thường Nhà nước, tiếp tục cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 2013, đồng thời thể hiện rõ trách nhiệm Nhà nước đối với việc củng cố, hoàn thiện hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước, nền công vụ cũng như trách nhiệm của Nhà nước trước công dân.

Tòa soạn Báo Thanh Hóa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]