(Baothanhhoa.vn) - Tên gọi Quảng trường Ba Đình ở thủ đô Hà Nội được đặt theo tên một cuộc khởi nghĩa trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong một bài viết về Khởi nghĩa Ba Đình, Tiến sĩ Lê Ngọc Tạo, Hội Khoa học lịch sử Thanh Hóa đã khái quát: Các năm 1883 và 1884, nhà Nguyễn đã lần lượt ký các hiệp ước đầu hàng, xác nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp lên đất nước ta. Khi đó, nội bộ triều Nguyễn phân hóa sâu sắc, Thượng thư Tôn Thất Thuyết cầm đầu phái chủ chiến đã âm thầm chuẩn bị lực lượng, đưa vua Hàm Nghi ra Quảng Trị lập căn cứ Sơn Phòng và ra Chiếu Cần vương kêu gọi nhân dân đứng lên chống Pháp. Và, Khởi nghĩa Ba Đình diễn ra vào cuối năm 1886 đến đầu năm 1887 tại Nga Sơn là một trong những cuộc khởi nghĩa chống Pháp đầu tiên của cả nước theo Phong trào Cần vương. Đây chính là đỉnh cao phong trào yêu nước của nhân dân Thanh Hóa cuối thế kỷ XIX, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho lịch sử dân tộc trong các giai đoạn tiếp theo.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thanh Hóa với những đóng góp trong kháng chiến chống Pháp

Tên gọi Quảng trường Ba Đình ở thủ đô Hà Nội được đặt theo tên một cuộc khởi nghĩa trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong một bài viết về Khởi nghĩa Ba Đình, Tiến sĩ Lê Ngọc Tạo, Hội Khoa học lịch sử Thanh Hóa đã khái quát: Các năm 1883 và 1884, nhà Nguyễn đã lần lượt ký các hiệp ước đầu hàng, xác nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp lên đất nước ta. Khi đó, nội bộ triều Nguyễn phân hóa sâu sắc, Thượng thư Tôn Thất Thuyết cầm đầu phái chủ chiến đã âm thầm chuẩn bị lực lượng, đưa vua Hàm Nghi ra Quảng Trị lập căn cứ Sơn Phòng và ra Chiếu Cần vương kêu gọi nhân dân đứng lên chống Pháp. Và, Khởi nghĩa Ba Đình diễn ra vào cuối năm 1886 đến đầu năm 1887 tại Nga Sơn là một trong những cuộc khởi nghĩa chống Pháp đầu tiên của cả nước theo Phong trào Cần vương. Đây chính là đỉnh cao phong trào yêu nước của nhân dân Thanh Hóa cuối thế kỷ XIX, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho lịch sử dân tộc trong các giai đoạn tiếp theo.

Thanh Hóa với những đóng góp trong kháng chiến chống Pháp

Ảnh minh họa.

Khi phong trào chống Pháp trên cả nước còn chưa thực sự mạnh mẽ, tại Thanh Hóa đã có cuộc Khởi nghĩa Hùng Lĩnh tại huyện Vĩnh Lộc do nhà yêu nước Tống Duy Tân làm thủ lĩnh. Tiếp đó, các cơ sở cách mạng được gây dựng, hoạt động rộng khắp cả miền núi, trung du lẫn đồng bằng Thanh Hóa lúc bấy giờ, trở thành địa phương có phong trào cách mạng sôi động trong giai đoạn tiền khởi nghĩa. Tại huyện Hậu Lộc có các nhà yêu nước Phạm Bành, Hoàng Bật Đạt gây dựng các cơ sở yêu nước. Phong trào cách mạng ở Hoằng Hóa khá mạnh mẽ nhờ các nhà yêu nước Nguyễn Đôn Tiết, Lê Trí Thực, Lê Khắc Quỳnh... Rồi Tĩnh Gia, Nông Cống, Quảng Xương, Vĩnh Lộc... lần lượt ra đời các cơ sở cách mạng. Tận các huyện miền núi với nhiều khó khăn, nhiều nhà yêu nước như Hà Văn Mao (Bá Thước), Cầm Bá Thước (Thường Xuân) cũng thành lập các cơ sở cách mạng chống Pháp, tạo nên phong trào rộng khắp trên toàn tỉnh.

Qua hàng chục năm đấu tranh gian khổ với nhiều hy sinh mất mát, khi thời cơ cách mạng đến, ngày 24-7-1945, nhân dân huyện Hoằng Hóa đã quật cường đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền trước khi cả nước giành chính quyền gần 1 tháng (19-8-1945). Đây là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước chủ động khởi nghĩa, giải phóng ách nô lệ nhờ phong trào cách mạng được gây dựng vững chắc từ trước. Sự kiện Hoằng Hóa khởi nghĩa thành công đã trở thành tiếng trống lệnh, là ngọn cờ đầu để cổ vũ các địa phương khác trong tỉnh, trong cả nước lần lượt đứng lên giành chính quyền về tay nhân dân trong Cách mạng Tháng 8-1945.

Giai đoạn cuối cùng và ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), Thanh Hóa lại nổi lên như một điển hình của cả nước với những đóng góp to lớn cho các chiến dịch. Theo các sử liệu hiện lưu giữ tại Ban Nghiên cứu và Biên soạn Lịch sử Thanh Hóa, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa, với vai trò là hậu phương lớn, vững chắc cho kháng chiến, chỉ tính từ đầu năm 1951, khi bộ đội ta mở chiến dịch Trung du, cho tới chiến dịch Điện Biên Phủ, riêng Thanh Hóa đã huy động và vận chuyển đáp ứng tới 70% nhu cầu vật chất cần thiết cho các chiến dịch. Tính riêng về lực lượng, Thanh Hóa đã động viên được 56.792 thanh niên tòng quân, bổ sung cho các chiến trường. Mặc dù là địa bàn xa trận địa, đường sá đi lại vô cùng khó khăn, nhưng Thanh Hóa là một trong những hậu phương chủ chốt cung cấp lương thực, thực phẩm cho các chiến dịch. Với nhân dân Thanh Hóa, trong điều kiện đường lên Tây Bắc phải trèo đèo, lội suối, có những đoạn đường còn phải vừa đi, vừa mở mới thì vận chuyển hậu cần là một vấn đề nan giải, nhưng đã được khắc phục bằng mọi giá để cung cấp sức người, sức của đúng như yêu cầu, quyết tâm cùng với cả nước nỗ lực không ngừng phục vụ cho các chiến dịch.

Chiến dịch Điện Biên Phủ thành công có sự đóng góp lớn của hậu phương lớn Thanh Hóa. Số dân công huy động cả ngắn ngày và dài ngày lên tới 178.924 người trong tổng số 262.000 người của toàn chiến dịch (chiếm gần 70%); số lương thực đóng góp là 9.000 trong tổng số 25.200 tấn của cả nước (chiếm gần 40%). Gần 11.000 chiếc xe đạp thồ, 1.126 chiếc thuyền được toàn tỉnh huy động vận chuyển cho chiến dịch. Nhân dân trong tỉnh đã đóng góp 1.300 con bò, 2.000 con lợn, 150 tấn đậu, 450 tấn cá khô, 250.000 quả trứng, 20.000 chai nước mắm, hàng trăm tấn rau, củ quả... phục vụ chiến dịch quyết định này. Để chuẩn bị tốt công tác hậu cần, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Khu ủy Khu IV và Tỉnh ủy Thanh Hóa, toàn bộ lương thực, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu từ khắp nơi trong tỉnh được tập trung về kho Cẩm Thủy và kho Lược (Thọ Xuân) để chuyển ra mặt trận. Đáng nói, trong điều kiện khó khăn gian khổ, các tầng lớp nhân dân đã sẵn sàng nhịn đói, ăn củ chuối, khoai lang non, bòn mót rau quả ăn qua bữa để dành lương thực, thực phẩm cho kháng chiến. Tỉnh còn huy động thanh niên xung phong xây dựng hệ thống trạm trên tuyến vận tải tiền phương, sửa chữa cầu đường cho bộ đội và dân công ra tuyến trước. Mặt khác, Thanh Hóa còn là nơi thu nhận và cứu chữa cho hàng nghìn thương, bệnh binh của chiến dịch, là nơi tập trung phần lớn số tù binh Pháp bị bắt tại Điện Biên Phủ.

“Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”. Lời khen ngợi và đánh giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Thanh Hóa sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã phần nào cho thấy vị trí, vai trò và đóng góp lớn của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp.

Lê Đồng


Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]