(Baothanhhoa.vn) - Hòa bình lập lại, nhân dân các dân tộc Thanh Hóa tiếp tục phát huy  tinh thần yêu nước, sôi nổi thi đua học tập, lao động, sản xuất, khắc phục hậu quả  chiến tranh, phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, củng cố quốc phòng  - an ninh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thanh Hóa trong thời kỳ đổi mới

Thanh Hóa trong thời kỳ đổi mới

(Ảnh minh họa)

Hòa bình lập lại, nhân dân các dân tộc Thanh Hóa tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước, sôi nổi thi đua học tập, lao động, sản xuất, khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh.

Bằng việc vận dụng và ban hành những cơ chế, chính sách phù hợp, khơi dậy được tiềm năng lao động sáng tạo trong nhân dân, sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã có bước phát triển vượt bậc qua các giai đoạn.

Giai đoạn từ 1975 – 1985: Thanh Hóa ra sức khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục, phát triển kinh tế. Nhiều phong trào thi đua diễn ra sôi nổi như “Định Công hóa”, thủy lợi hóa, khai hoang, phục hóa, trồng cây lương thực, hoa màu. Nhiều công trình thủy lợi lớn ra đời như sông Lý, sông Hoàng, hồ sông Mực, hồ Yên Mỹ... Sản lượng lương thực tăng nên đã tự cung cấp được nhu cầu lương thực, thực phẩm cho địa phương.

Trong 10 năm đầu thực hiện đổi mới và phát triển (1986 – 1996): Thực hiện chính sách khoán hộ nông nghiệp, Thanh Hóa đã vươn lên mạnh mẽ. Đến năm 1995 trở thành 1 trong những tỉnh có tổng sản lượng lương thực đạt 1 triệu tấn. Các ngành giao thông - vận tải, bưu điện và một số ngành kinh tế, dịch vụ tài chính – ngân hàng cũng phát triển mạnh mẽ, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu đời sống nhân dân. Các lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao đạt được những thành tựu rực rỡ.

Bước vào giai đoạn 1996 – 2005, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng với tốc độ khá nhanh. Nhiều dự án quan trọng được xây dựng như: Cảng Nghi Sơn, đường Mục Sơn – Cửa Đạt, đường Hồ Chí Minh đoạn qua Thanh Hóa, đường nối Cảng Nghi Sơn với đường Hồ Chí Minh, đường Lang Chánh – Yên Khương, đường Hồi Xuân – Tén Tằn, Công trình Thủy lợi, Thủy điện Cửa Đạt, hạ tầng các khu du lịch, các bệnh viện, trường đại học... Đã hình thành các khu công nghiệp tập trung Lễ Môn, Bỉm Sơn, Lam Sơn, Nghi Sơn, Tây Bắc ga gắn với nâng cấp, chỉnh trang các đô thị hiện có và chuẩn bị cho sự ra đời các khu đô thị mới, tạo sự phát triển nhanh về sản xuất công nghiệp, dịch vụ, du lịch. Từ đó đã khai thác, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của các vùng kinh tế trong tỉnh và thu được nhiều thành tựu rực rỡ. Công tác xóa đói, giảm nghèo được quan tâm. Văn hóa – xã hội có chuyển biến tiến bộ và từng bước được xã hội hóa. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện.

Giai đoạn từ 2006 – 2010: Thanh Hóa dồn sức cho phát triển kinh tế - xã hội nhằm hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu kế hoạch 5 năm (2006 – 2010), tạo tiền đề cho bước phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững trong giai đoạn 2011 – 2015. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ, tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển, tận dụng tối đa cơ hội phục hồi kinh tế, tháo gỡ kịp thời khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, dịch vụ... Trong giai đoạn này, đã hoàn thành và đưa vào sản xuất một số dự án lớn như: Nhà máy Xi măng Công Thanh, dây chuyền 2 Nhà máy Xi măng Nghi Sơn, Nhà máy Bia Nghi Sơn, Nhà máy ô tô VEAM... Tiến hành GPMB Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp được hình thành. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực còn là động lực để Thanh Hóa hoàn thành các chương trình phát triển văn hóa - xã hội, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân. Toàn tỉnh đã đẩy mạnh phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS, tăng cường cơ sở vật chất trường lớp. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ với sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, nhân lực và các loại hình khám, chữa bệnh. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai sâu rộng, mang lại hiệu quả.

Giai đoạn 2011 – 2015, Thanh Hóa bước vào thời kỳ phát triển có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt cao nhất trong gần 30 năm đổi mới. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ. Huy động vốn cho đầu tư phát triển vượt kế hoạch. Trong giai đoạn này Thanh Hóa vươn lên đứng thứ 6 cả nước về thu hút vốn FDI. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường theo hướng đồng bộ, hiện đại. Nhiều dự án lớn được khởi công xây dựng, như: Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, đường từ Cảng Hàng không Thọ Xuân đi Khu Kinh tế Nghi Sơn, đường vành đai phía Tây TP Thanh Hóa, Khu hàng không dân dụng Cảng Hàng không Thọ Xuân, sân golf và khu nghỉ dưỡng quốc tế FLC, hệ thống kênh tưới thuộc dự án hồ chứa nước Cửa Đạt... Các cầu lớn như Nguyệt Viên, Yên Hoàng, Chiềng Nưa, Bút Sơn, Cầu Thắm được hoàn thành. Nhiều tuyến đê sông, đê biển, công trình hồ đập, trạm bơm, kênh mương, cảng cá, âu tránh trú bão cho tàu thuyền được đầu tư nâng cấp. Các chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI), năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số hội nhập kinh tế quốc tế (PEII) tăng cao và nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước.

Lĩnh vực văn hóa – xã hội có nhiều khởi sắc. Các công trình văn hóa lớn như Chính điện Lam Kinh, Đền thờ Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và các Anh hùng liệt sĩ, Trung tâm Triển lãm - Hội chợ - Quảng cáo, Nhà hát Lam Sơn, Thư viện tỉnh... được xây dựng góp phần tạo điểm nhấn, làm đẹp cho cảnh quan đô thị. Hệ thống đô thị phát triển theo quy hoạch, phân bố tương đối hợp lý giữa các vùng miền. Cơ sở vật chất y tế, trường học được tăng cường. Văn hóa – xã hội chuyển biến tiến bộ. Giáo dục mũi nhọn, thể thao thành tích cao luôn đứng trong tốp đầu của cả nước. An sinh xã hội được chăm lo. Đời sống nhân dân được cải thiện. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Quan hệ đối ngoại được mở rộng và hiệu quả hơn. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng được nâng lên. Cải cách hành chính được đẩy mạnh. Hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước được tăng cường. Khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố.

Những thành tựu đạt được là tiền đề quan trọng, tạo đà, thế và lực để Thanh Hóa có sự bứt phá đi lên. Thanh Hóa đã và đang dần trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa – xã hội mạnh của cả nước.

Việt Linh


Việt Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]