(Baothanhhoa.vn) - Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, nhưng nhân dân hai miền Nam – Bắc vẫn sống trong cảnh chia cắt. Thực hiện chủ trương, đường lối của Trung ương Đảng, nhân dân cả nước cùng lúc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng là xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những đóng góp to lớn của Thanh Hóa trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, nhưng nhân dân hai miền Nam – Bắc vẫn sống trong cảnh chia cắt. Thực hiện chủ trương, đường lối của Trung ương Đảng, nhân dân cả nước cùng lúc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng là xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Những đóng góp to lớn của Thanh Hóa trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Cùng với nhân dân miền Bắc, Thanh Hóa nhanh chóng thực hiện công cuộc hàn gắn hậu quả tàn phá của chiến tranh, khôi phục và phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. Đầu tiên là thực hiện chủ trương cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp, xây dựng HTX nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp... gắn với phong trào diệt giặc đói, giặc dốt ở khắp mọi vùng miền trong tỉnh. Thanh Hóa đã dồn sức xây dựng nhiều công trình thiết yếu phục vụ đời sống, đồng thời chú trọng áp dụng tiến bộ của công nghiệp vào sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng các mô hình, điển hình tiên tiến ở tất cả các cấp, ngành. Các phong trào “Thanh niên ba sẵn sàng”, “Phụ nữ ba đảm đang”, “Tiếng hát át tiếng bom”... đã lan tỏa khắp các vùng miền tạo nên khí thế hào hùng trong xưởng máy, công trường, đồng ruộng, trường học, trận địa. Ở các trường học, các em thơ vẫn đội mũ rơm đến trường để học tập. Các nhà máy, xí nghiệp vẫn duy trì sản xuất cung cấp những đồ dùng thiết yếu cho sản xuất, sinh hoạt của người dân. Qua hoạt động của các phong trào, nhiều mô hình điển hình đã được nhân rộng trên toàn miền Bắc, tiêu biểu là hoạt động của các HTX, như: Ðông Phương Hồng, Xuân Thành, Yên Trường, Ðịnh Công, cơ khí Thành Công... và được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần vào thăm, nói chuyện với cán bộ, nhân dân Thanh Hóa hoặc gửi thư khen, động viên đồng bào, chiến sĩ hăng hái tăng gia sản xuất, chắc tay súng bảo vệ thành quả CNXH, chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam.

Với địa thế là cầu nối giữa Bắc bộ và Trung bộ, Thanh Hóa là huyết mạch giao thông quan trọng của miền Bắc. Giặc Mỹ đã leo thang đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân, Thanh Hóa trở thành địa bàn chiến lược trọng yếu. Giặc Mỹ đã chọn hơn 60 mục tiêu đánh phá hòng làm tê liệt hoạt động giao thông của ta. Với quyết tâm cao, tỉnh ta đã chủ động sáng tạo lập 4 đường ra, 3 đường vào, mở nhiều điểm vượt sông, nhiều đường tránh rẽ, làm cầu phao luồng, cầu phao liên hợp... huy động sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng để những đoàn xe, đoàn thuyền nan nối đuôi nhau chở hàng hóa, vũ khí phục vụ chiến trường, trong đó có Công ty vận tải thuyền nan và đoàn vận tải Lam Sơn, Công ty xe đạp thồ và đoàn vận tải Điện Biên và các đoàn vận tải cơ giới. Trong gần 10 năm chống Mỹ phá hoại đã vận chuyển 15 triệu tấn hàng hóa đáp ứng chi viện cho chiến trường, phục vụ chiến đấu, sản xuất và làm tròn nghĩa vụ quốc tế.

Tại các địa phương, phong trào “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” đã có nhiều chiến công của các Trung đội lão dân quân xã Hoằng Trường, Trung đội dân quân gái Hoa Lộc, các dũng sĩ làng Yên Vực cùng lực lượng vũ trang. Nổi bật là chiến thắng Nam Ngạn - Hàm Rồng các ngày 3, 4-4-1965 đã bắn rơi, bắn cháy 31 máy bay Mỹ là khúc dạo đầu của trận “Ðiện Biên Phủ trên không” ở Thủ đô Hà Nội, góp phần cùng quân dân cả nước đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào, thu non sông về một mối. Trong kháng chiến chống Mỹ, toàn tỉnh đã có hàng ngàn gia đình cả ba thế hệ ông bà, cha mẹ, con cháu cùng chung một chiến hào diệt giặc, hàng vạn gia đình có từ 3 đến 5 con cùng tòng quân nhập ngũ; 250 ngàn thanh niên ưu tú và hàng vạn cán bộ, đảng viên, nam nữ tham gia bộ đội và thanh niên xung phong. Tỉnh cũng xây dựng và huấn luyện 78 tiểu đoàn bộ đội bổ sung cho các chiến trường. Những đóng góp vô cùng to lớn về sức người, sức của, những chiến công oanh liệt, lẫy lừng của quân, dân tỉnh ta cũng như những mất mát, hy sinh trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được Đảng, Nhà nước, Chính phủ ghi nhận. Nhiều cá nhân, tập thể có thành tích tiêu biểu, xuất sắc đã được tặng nhiều phần thưởng cao quý. Toàn tỉnh có 25 đơn vị được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, 16 đơn vị và cá nhân là Anh hùng Lao động, 71 cá nhân là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, hàng nghìn Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 56.559 liệt sĩ, 32.146 người là thương binh...

Hòa bình lập lại, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa luôn khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nỗ lực xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu như Người mong muốn khi lần đầu về thăm. Thanh Hóa luôn đoàn kết, nỗ lực khắc phục những hậu quả tàn phá nặng nề của chiến tranh, sự bao vây, cấm vận của kẻ thù động viên các tầng lớp nhân dân tích cực thi đua lao động sản xuất để phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.

Lê Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]