(Baothanhhoa.vn) - Sáng 12-8, Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật, Hội Dân tộc học và Nhân học đã tổ chức hội thảo khoa học "Lựa chọn hình ảnh tiêu biểu của Thanh Hóa đúc vào Cao đỉnh kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh Hóa (1029-2019)". Đại diện lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh, nguyên lãnh đạo tỉnh, Hội đồng hương Thanh Hóa tại Hà Nội và các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong tỉnh, dự.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lựa chọn hình ảnh tiêu biểu của Thanh Hóa đúc vào Cao Đỉnh kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh Hóa

Sáng 12-8, Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật, Hội Dân tộc học và Nhân học đã tổ chức hội thảo khoa học "Lựa chọn hình ảnh tiêu biểu của Thanh Hóa đúc vào Cao đỉnh kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh Hóa (1029-2019)". Đại diện lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh, nguyên lãnh đạo tỉnh, Hội đồng hương Thanh Hóa tại Hà Nội và các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong tỉnh, dự.

Lựa chọn hình ảnh tiêu biểu của Thanh Hóa đúc vào Cao Đỉnh kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh Hóa

Toàn cảnh hội thảo.

Triều Nguyễn, đời Vua Minh Mạng đã cho đúc Cửu Đỉnh (9 đỉnh) từ tháng 12 năm 1835 đến năm 1837, gồm: Cao đỉnh, Nhân đỉnh, Chương đỉnh, Anh đỉnh, Nghị đỉnh, Thuần đỉnh, Tuyên đỉnh, Dụ đỉnh và Huyền đỉnh, thể hiện sự thành công của công cuộc trị vì đất nước, nhằm truyền thông điệp mạnh mẽ thể hiện tinh thần “các đế nhất phương”, khẳng định sự chính thống và sự trường tồn của Triều đại. Cửu đỉnh được coi là bộ bách khoa toàn thư sống, đẹp về đất nước Việt Nam thời bấy giờ. Thanh Hóa tự hào vì trong số các biểu tượng được khắc trên Cửu đỉnh có hai biểu tượng là Thiên Tôn Sơn (núi Thiên Tôn, xã Hà Long, huyện Hà Trung nơi phát tích nhà Nguyễn) được khắc trên hàng giữa của Cao đỉnh và Mã giang (sông Mã) khắc ở hàng giữa của Anh đỉnh với hàm ý thể hiện cho thế núi, hình sông mảnh đất linh thiêng, huyền thoại nơi phát tích của nhiều vương triều thời phong kiến.

Đúc Cao đỉnh kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh Hóa (1029-2019) bằng nguồn kinh phí xã hội hóa là công trình mang tầm vóc ý nghĩa tâm linh sâu sắc, thể hiện lòng thành kính của thế hệ hôm nay đối với tiền nhân. Đây là chiếc đỉnh làm kỷ vật cho sự kiện văn hóa mang tính lịch sử tâm linh của tỉnh, một kỷ vật để lại cho thế hệ sau ý thức được trách nhiệm của mình trong xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.

Với ý nghĩa, tầm quan trọng đó, tại hội nghị, các đại biểu, nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã dành nhiều thời gian tham luận, phát biểu ý kiến, phân tích ý nghĩa, giá trị lịch sử, văn hóa của các hình ảnh tiêu biểu của Thanh Hóa để được lựa chọn đúc vào Cao đỉnh. Các hình ảnh được lựa chọn tập trung vào 3 nhóm chủ đề: Thiên nhiên; di tích và thành tự nổi bật, vững chắc của Thanh Hóa trong 990 năm qua. Các đại biểu, chuyên gia nghiên cứu đã có ý kiến bàn sâu và nên giữ nguyên hai biểu tượng Thiên Tôn Sơn và sông Mã đúc vào Cao đỉnh là đương nhiên. Ngoài ra, lựa chọn hình ảnh đưa vào đúc phải thống nhất các tiêu chí, mang tính đại diện, lâu dài, có tầm quốc tế (Thành Nhà Hồ) hoặc cấp quốc gia (Đền bà Triệu, Đền thờ Lê Hoàn, Khu di tích lịch sử Lam Kinh…); các hình ảnh thể hiện khối đại đoàn kết cộng đồng các dân tộc tỉnh Thanh Hóa…; nên lựa chọn từ 5 đến 7 hình ảnh đưa vào đúc Cao đỉnh; các đại biểu còn đóng góp ý kiến về kiểu dáng, kích thước Cao đỉnh; vị trí đặt trưng bày; đổi tên gọi Cao đỉnh để mang ý nghĩa, sắc thái, biểu tượng lâu bền của tỉnh Thanh Hóa. Các ý kiến của đại biểu sẽ được Hội Dân tộc học và Nhân học tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]