(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Kết luận số 399-KL/TU, ngày 7-5-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Kế hoạch tổ chức các hoạt động tiến tới Lễ kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh Hóa; Quyết định số 2531-QĐ/TU, ngày 31/8/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Thành lập Ban Tổ chức Cuộc thi "Tìm hiểu 990 năm Danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương" Ban Tổ chức cuộc thi xây dựng Kế hoạch tổ chức cuộc thi, như sau:

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kế hoạch tổ chức Cuộc thi “Tìm hiểu 990 năm Danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương"

Thực hiện Kết luận số 399-KL/TU, ngày 7-5-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Kế hoạch tổ chức các hoạt động tiến tới Lễ kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh Hóa; Quyết định số 2531-QĐ/TU, ngày 31/8/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Thành lập Ban Tổ chức Cuộc thi "Tìm hiểu 990 năm Danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương" Ban Tổ chức cuộc thi xây dựng Kế hoạch tổ chức cuộc thi, như sau:

Diện mạo hiện đại của đô thị Thanh Hóa – Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của tỉnh Thanh Hóa.

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Làm cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh hiểu biết, tự hào về miền đất, con người và sự ra đời của 990 năm (1029 - 2019) Danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực Trung ương trong tiến trình lịch sử của dân tộc.

- Tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, con người và vùng đất xứ Thanh và sự xuất hiện của Danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Qua đó, phát huy truyền thống tốt đẹp, lòng tự hào về vùng đất, con người xứ Thanh trong sự nghiệp CNH, HĐH xây dựng và bảo vệ đất nước, quê hương giàu đẹp, văn minh.

2. Yêu cầu

Cuộc thi cần được triển khai sâu rộng mang lại hiệu quả thiết thực; tuyên truyền và quảng bá hình ảnh đất và người xứ Thanh đến mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh, với bạn bè trong nước, ngoài nước. Nhân lên niềm tin vào sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới quê hương, đất nước.

II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC THI

1. Đối tượng: Là người Thanh Hóa đang sinh sống, làm việc ở trong và ngoài tỉnh; người tỉnh ngoài, người nước ngoài đang sinh sống và công tác tại Thanh Hóa.

2. Nội dung: Tìm hiểu 990 năm Danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương.

3. Hình thức thi: Thi viết và thi trắc nghiệm.

III. THỜI GIAN TỔ CHỨC CUỘC THI

1. Thời gian làm bài thi

Bắt đầu tính từ khi Ban Tổ chức cuộc thi công bố Thể lệ cuộc thi.

2. Cấp xã, phường, thị trấn và cơ quan, đơn vị

Ban Tổ chức cuộc thi cấp cơ sở thành lập Ban giám khảo, tổ chức chấm, lựa chọn các bài dự thi đạt kết quả tốt gửi về Ban Tổ chức cuộc thi cấp huyện (số lượng, thời gian cụ thể do Ban Tổ chức cuộc thi cấp huyện quy định).

3. Cấp huyện, thị, thành phố, đảng bộ trực thuộc tỉnh

- Ban Tổ chức cuộc thi cấp huyện, thị, thành phố, đảng bộ trực thuộc tỉnh thành lập Ban giám khảo, tổ chức chấm, lựa chọn tối đa 10 bài dự thi đạt kết quả tốt gửi về Ban Tổ chức cuộc thi cấp tỉnh.

- Tổ chức tổng kết và trao giải thưởng: Trước ngày 10-4-2019.

4. Cấp tỉnh

- Ban Tổ chức cuộc thi cấp tỉnh thành lập Ban giám khảo, tổ chức chấm theo tiêu chí, thang điểm đã được Ban Tổ chức cuộc thi quy định.

- Tiến hành chấm bài dự thi do các đơn vị cấp huyện gửi về từ ngày 15-4-2019.

- Tổ chức Lễ tổng kết và trao giải thưởng:

+ Thời gian: Dự kiến ngày 3, 4-5-2019.

+ Địa điểm: Trung tâm Hội nghị 25B của tỉnh.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

- Là cơ quan Thường trực cuộc thi cấp tỉnh, có nhiệm vụ thu nhận bài thi, tham mưu tổng hợp định kỳ báo cáo tiến độ, kết quả triển khai thực hiện ở cơ sở và các điều kiện khác với Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

- Phối hợp với Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp tỉnh, Hội khoa học Lịch sử Thanh Hóa triển khai Kế hoạch tổ chức cuộc thi sâu rộng trong hệ thống và trong các tầng lớp nhân dân.

- Tham mưu cho Ban Tổ chức cuộc thi thành lập Tổ giúp việc, Ban giám khảo để thực hiện các nhiệm vụ do Ban Tổ chức cuộc thi phân công.

- Hướng dẫn tài liệu tham khảo và đề cương phục vụ cuộc thi.

2. Đối với các sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp tỉnh

- Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp tỉnh, Hội Khoa học lịch sử và các sở, ngành có liên quan chỉ đạo các đầu mối trực thuộc triển khai cuộc thi; cử cán bộ tham gia Ban Tổ chức, Ban Giám khảo (theo yêu cầu) của Ban Tổ chức cuộc thi cấp tỉnh; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và định kỳ báo cáo tiến độ, kết quả triển khai thực hiện ở Mặt trận Tổ quốc các cấp và đoàn viên, hội viên trong toàn tỉnh.

Các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh: Huy động toàn thể các đoàn viên, hội viên của tổ chức mình tích cực tham gia, tạo nên phong trào sâu rộng trong toàn hệ thống.

- Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn và chỉ đạo phòng giáo dục - đào tạo các huyện, thị, thành phố, các trường trung học phổ thông và các đơn vị trực thuộc vận động đông đảo cán bộ, giáo viên, học sinh tích cực tham gia cuộc thi.

- Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tích cực tổ chức, triển khai cuộc thi, vận động cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên nhiệt tình tham gia hưởng ứng cuộc thi.

3. Các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh

- Ban tuyên giáo (tuyên huấn) các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tham mưu cho cấp ủy chỉ đạo tổ chức cuộc thi; xây dựng kế hoạch, thành lập Ban Tổ chức cuộc thi cấp huyện, chuẩn bị các điều kiện kinh phí, cơ sở vật chất để tổ chức cuộc thi cấp huyện; phối hợp với các tổ chức đoàn thể, phòng giáo dục - đào tạo cùng cấp, các trường học trên địa bàn triển khai cuộc thi đến đông đảo cán bộ, đảng viên, đoàn viên, thanh thiếu nhi và nhân dân trên địa bàn. Cụ thể:

+ Hướng dẫn, theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra cuộc thi ở địa phương, đơn vị và thường xuyên thông tin, báo cáo tiến độ triển khai thực hiện và kết quả cuộc thi về bộ phận thường trực Ban Tổ chức cuộc thi cấp tỉnh.

+ Tổng kết cuộc thi cấp huyện, thị, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc và gửi bài dự thi về Ban Tổ chức cuộc thi cấp tỉnh theo đúng thời gian quy định.

4. Công tác tuyên truyền cho cuộc thi

- Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Văn hoá và Đời sống, Tạp chí Xứ Thanh: Đăng tải nội dung kế hoạch, thể lệ cuộc thi trên báo viết, đài và báo điện tử, trang thông tin điện tử; xây dựng chuyên trang, chuyên mục để thường xuyên tuyên truyền, cung cấp tài liệu, đề cương câu hỏi, phản ánh tình hình về tiến độ và kết quả cuộc thi trên địa bàn tỉnh. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh có kế hoạch để truyền hình trực tiếp chương trình tổng kết và trao giải thưởng của cuộc thi trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình.

- Ban tuyên giáo (tuyên huấn) các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh chỉ đạo Đài truyền thanh cơ sở, các phòng, ngành, bộ phận có liên quan tổ chức tốt công tác tuyên truyền cho cuộc thi.


BĐT

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]