(Baothanhhoa.vn) - Sáng 10-10, UBND tỉnh tổ chức hội nghị để nghe báo cáo kịch bản và ma-két sân khấu lễ kỷ niệm 990 năm Danh Xưng Thanh Hóa (1029 - 2019).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cho ý kiến vào báo cáo kịch bản và ma-két sân khấu lễ kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh Hóa

Sáng 10-10, UBND tỉnh tổ chức hội nghị để nghe báo cáo kịch bản và ma-két sân khấu lễ kỷ niệm 990 năm Danh Xưng Thanh Hóa (1029 - 2019).

Cho ý kiến vào báo cáo kịch bản và ma-két sân khấu lễ kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh Hóa Đồng chí Phạm Đăng Quyền, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức lễ kỷ niệm phát biểu tại hội nghị.

Đồng chí Phạm Đăng Quyền, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức lễ kỷ niệm chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành; các huyện, thị xã, thành phố là thành viên Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh Hóa.

Cho ý kiến vào báo cáo kịch bản và ma-két sân khấu lễ kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh HóaĐồ họa mô phỏng thiết kế sân khẩu lễ kỷ niệm.

Báo cáo kịch bản và ma-két sân khấu lễ kỷ niệm 990 năm Danh Xưng Thanh Hóa (1029 - 2019) do đạo diễn Lê Quý Dương, Hội viên hội nghệ sỹ sân khấu Việt Nam xây dựng, đề xuất 2 chủ đề gồm: Lễ kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh Hóa (1029-2019) - Âm vang huyền thoại anh hùng; Lễ kỷ niệm 990 năm danh xưng Thanh Hóa (1029-2019) - Tỏa sáng cội nguồn di sản. Với bố cục nội dung chương trình được chia thành 2 phần lớn là Lễ kỷ niệm và Chương trình nghệ thuật. Lễ kỷ niệm với đại cảnh mở màn từ thời đại các Vua Hùng; Chương trình Nghệ thuật được kết cấu thành 3 chương trình với 9 trường đoạn; phần kết chương trình là đại cảnh kết: Đến thời đại Hồ Chí Minh với trường đoạn 10, Âm vang huyền thoại Anh hùng.

Về thiết kế sân khấu, sẽ sử dụng không gian Quảng trường Lam Sơn. Trong đó sẽ dàn dựng các lớp tiểu cảnh di sản văn hóa lịch sử vật thể của Thanh Hóa từ đền Bà Triệu, đền Đồng Cổ tới khu Lam Kinh, thành Nhà Hồ, Phủ Trịnh và đền Sòng cùng nhiều danh thắng khác. Chương trình là một câu chuyện huyền thoại về mảnh đất và con người Thanh Hóa được kể liên tục, liền mạch thông qua nhiều hình thức diễn xướng dân gian phong phú, áp dụng các loại hình kịch như: Tuồng, Chèo, Múa rối nước, các làn điệu hò sông Mã cũng như tực ngữ ca dao của xứ Thanh qua hình thức ngâm vịnh để làm sống động một huyền thoại sử thi anh hùng.

Các ý kiến góp ý vào đề cương kịch bản đề nghị đạo diễn cần nêu bật được vị thế của Thanh Hóa trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc; cần nghiên cứu thêm về chủ để để để làm bật lên Thanh Hóa vùng đất linh thiêng. Về chương trình nghệ thuật, cần có sự liên kết chiều dài lịch sử, sự kết nối Thanh Hóa trong lòng dân tộc và thể hiện tạo nên khí chất của người Thanh Hóa…

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phạm Đăng Quyền, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức lễ kỷ niệm đánh giá cao sự cố găng của đạo diễn đã có tâm huyết nghiên cứu để xây dựng kịch bản, đồng thời đề nghị đạo diễn Lê Quý Dương nghiên cứu các ý kiến của các đại biểu dự hội nghị để hoàn thiện bổ sung vào kịch bản nhằm nêu bật được tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn của sự kiện Kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh Hóa. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng gợi ý một số vấn đề, nội dung về việc kết cấu chương trình và đề nghị đạo diễn Lê Quý Dương và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sớm hoàn chỉnh khung đề cương chi tiết để báo cáo UBND tỉnh và trình xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong thời gian sớm nhất.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]