(Baothanhhoa.vn) - Trải qua hơn 3 năm dịch bệnh COVID-19, thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. TMĐT không chỉ là giúp các doanh nghiệp mở rộng thị phần, hiện đại hóa hệ thống phân phối mà còn là một giải pháp tích cực nhằm kích cầu tiêu dùng nội địa. Đây là hướng đi bền vững, góp phần chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tiêu biểu là các sản phẩm OCOP của tỉnh trên các sàn TMĐT.

Thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa gắn với thương mại điện tử

Trải qua hơn 3 năm dịch bệnh COVID-19, thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. TMĐT không chỉ là giúp các doanh nghiệp mở rộng thị phần, hiện đại hóa hệ thống phân phối mà còn là một giải pháp tích cực nhằm kích cầu tiêu dùng nội địa. Đây là hướng đi bền vững, góp phần chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tiêu biểu là các sản phẩm OCOP của tỉnh trên các sàn TMĐT.

Thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa gắn với thương mại điện tửKhách hàng đến trực tiếp cơ sở sản xuất của HTX thủ công nghiệp mỹ nghệ xuất khẩu Trung Kiên (Hoằng Hóa) mua và đặt hàng.

Căn cứ vào Kế hoạch số 210/KH-UBND ngày 2-10-2020 của UBDN tỉnh Thanh Hóa về việc phát triển TMĐT tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025, Sở Công Thương đã vạch ra nhiều định hướng để phát triển kinh tế số với mục tiêu thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ hàng hóa gắn với TMĐT đối với doanh nghiệp, HTX trên địa bàn. Hiện, sở đã thực hiện ký kết hợp đồng chuyên môn với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương nhằm triển khai Đề án hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bán hàng thông qua sàn giao dịch TMĐT uy tín trong nước nhằm đảm bảo việc lưu thông hàng hóa thông qua TMĐT. Cụ thể, sở đã xây dựng nhiều gian hàng trên các sàn TMĐT như thuongmaidientu.vn, voso.vn, postmart nhằm kết nối, quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ các hàng hóa của các thành phố, huyện, thị trên địa bàn tỉnh. Đồng thời phối hợp với các cơ quan, đơn vị hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, kinh doanh triển khai ứng dụng TMĐT, thiết lập website riêng tạo điều kiện giới thiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh và tiến hành giao dịch kinh doanh của đơn vị mình trên internet nhằm phát huy năng lực sản xuất, kinh doanh hiệu quả hơn.

Từ hoạt động sản xuất hàng mây tre đan, ngoài việc đẩy mạnh vào thị trường nước ngoài với nhiều sản phẩm khác nhau, HTX thủ công nghiệp mỹ nghệ xuất khẩu Trung Kiên (Hoằng Hóa) đã luôn chú tâm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm làm bằng tre, cói của mình qua các sàn TMĐT. Theo bà Phạm Thị Ngân, Giám đốc HTX: "Ngay từ đầu, HTX tham gia vào sàn TMĐT không đơn thuần là vì lợi nhuận, mà việc mở rộng thị phần mới là điều HTX hướng đến, vì khi nhiều khách hàng biết đến thì tự động doanh thu sẽ có. Từ khi sản phẩm lên sàn, nhiều khách lẻ biết đến hơn dù trước đó sản phẩm đã được nhiều cơ sở đặt và mua theo số lượng lớn. Gấp đôi đơn hàng, tạo thêm việc làm cho nhiều lao động, hàng hóa được tiêu thụ tương đối đều là điều thành công lớn khi HTX tham gia sàn TMĐT".

Với những lợi thế riêng, các sàn TMĐT trên địa bàn tỉnh đã tổ chức thêm nhiều chương trình quảng bá rộng rãi để thúc đẩy tiêu dùng hàng hóa. Điển hình là chương trình “Gian hàng Việt trực tuyến” với mong muốn tạo nên không gian mua bán hiện đại, được phân phối trực tiếp từ nhà sản xuất tới tay người tiêu dùng cùng sự kiểm soát chất lượng chặt chẽ của bên trung gian là sàn TMĐT Thanh Hóa. Hiện, đã có gần 300 sản phẩm nông sản của Thanh Hóa được đưa lên các sàn bán hàng trực tuyến từ các sản phẩm nông sản sơ chế, chế biến, như chè, cà phê đến các loại hoa quả sấy khô, sản phẩm quả tươi, như dưa, xoài, nhãn, chanh leo, mật ong... Đặc biệt có hơn 50 sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm nông sản được đăng tải lên sàn. Các sản phẩm trên sàn đều có hình ảnh, thông tin mô tả cụ thể, nguồn gốc xuất xứ, đạt từ 3 - 5 sao giúp người tiêu dùng dễ tìm hiểu và lựa chọn. Bên cạnh đó, những bất lợi trong việc sử dụng các tiện ích, dịch vụ thanh toán của ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán trong giao dịch TMĐT cũng được Sở Công Thương lên phương án tháo gỡ; khuyến cáo, cảnh báo các thủ đoạn, hành vi lừa đảo, gian lận thương mại và hàng giả, đánh cắp thông tin, tài khoản...

Có thể nói, việc đưa sản phẩm lên các sàn TMĐT đã giúp các doanh nghiệp, HTX, người nông dân ở các địa phương từng bước chuyển đổi số, từ đó đạt được sự ổn định và chủ động về đầu ra cho sản phẩm của mình. Vừa đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tiện lợi và nhanh chóng, vừa cắt giảm được các khâu phân phối cồng kềnh và nhiều chi phí phát sinh khác. Từ đó việc truyền thông xây dựng thương hiệu cũng trở nên dễ dàng hơn đối với người nông dân. Hiện đã có 188 website bán hàng, 2 ứng dụng bán hàng đã được duyệt điện tử; 5.568 đơn vị có giao dịch TMĐT, trong đó khu vực Nhà nước có 19 đơn vị, ngoài Nhà nước 5.501 đơn vị, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 48 đơn vị.

Bài và ảnh: Chi Phạm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]