Báo chí Italy ngày 24/9 cho hay hãng thời trang cao cấp Micheal Kors gần như đã hoàn tất thỏa thuận mua lại hãng thiết kế danh tiếng Versace với giá khoảng 2 tỷ USD và có khả năng sẽ công bố thương vụ này trong vài ngày tới.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Micheal Kors chi 2 tỷ USD để thâu tóm hãng thời trang Versace

Báo chí Italy ngày 24/9 cho hay hãng thời trang cao cấp Micheal Kors gần như đã hoàn tất thỏa thuận mua lại hãng thiết kế danh tiếng Versace với giá khoảng 2 tỷ USD và có khả năng sẽ công bố thương vụ này trong vài ngày tới.

Theo tờ Corriere della Sera, bà Donatella Versace, Giám đốc nghệ thuật đồng thời là Phó Chủ tịch của Versace, sẽ triệu tập một cuộc họp với các nhân viên tại thành phố Milan (Italy) trong ngày 25/9. Tuy nhiên, cả Versace và Micheal Kors chưa đưa ra bình luận gì về thông tin nói trên. Versace được nhà thiết kế thời trang Gianni Versace thành lập năm 1978, có doanh thu 686 triệu USD trong năm 2017. Đầu năm nay, Tổng Giám đốc điều hành Versace Jonathan Akeroyd cho rằng doanh thu của hãng dự kiến sẽ vượt con số 1 tỷ euro “trong ngắn hạn.” Theo các nhà phân tích, việc mua lại Versace là nhằm đưa vị thế của Micheal Kors trở thành đối thủ cạnh tranh “xứng tầm” với các hãng thời trang danh tiếng khác như LVMH, Kering hay Richemont trong lĩnh vực thời trang cao cấp. Tuy nhiên, xu hướng sáp nhập của các hãng thời trang lớn sẽ khiến các hãng thời trang ít danh tiếng hoặc nhỏ hơn có nguy cơ “bị bỏ rơi” hay không đủ khả năng chống đỡ việc bị mua lại. Năm 2017, Micheal Kors, hãng chuyên chế tạo túi xách và y phục, đã tiến một bước dài vào lĩnh vực sản phẩm thời trang cao cấp bằng thương vụ mua lại hãng Jimmy Choo PLC với giá 1,2 tỷ USD. Trong khi đó, Versace hiện đang cân nhắc việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sau khi quỹ đầu tư tư nhân Blackstone (Mỹ) đã mua lại 20% cổ phần của công ty vào năm 2014. Số cổ phần còn lại vẫn do gia đình nhà Versace sở hữu. Tuy vậy, hồi đầu năm nay, CEO Jonathan Akeroyd đã tiết lộ hãng này chưa cần tiến hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Theo một số nguồn tin trong nội bộ Versace, sau khi đầu tư mua lại 20% cổ phần của Versace, Blackstone nhận thấy hãng này chưa đủ điều kiện để niêm yết trên thị trường chứng khoán. Quỹ này đã gợi ý lãnh đạo Versace cần tiếp xúc thêm một số nhà đầu tư tiềm năng khác, trong đó có Micheal Kors và Kering. Theo một nguồn tin thân cận với Versace, sau khi Micheal Kors mua lại Versace, Blackstone sẽ không còn cổ phần tại hãng thời trang này. Tuy nhiên, gia đình Versace sẽ vẫn giữ vai trò quan trọng trong công ty. Sau khi ông Akeroyd được bổ nhiệm là CEO, Versace đã tích cực tiến hành tái cấu trúc quản lý, giảm chi phí và đẩy mạnh bán hàng trực tuyến. Năm 2017, hãng đã lãi ròng trở lại khoảng 15 triệu euro. Trong khi năm 2016, Versace đã lỗ ròng 7,9 triệu euro./.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]