(Baothanhhoa.vn) - Theo dõi kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiều đại biểu và cử tri đã có những ghi nhận, đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2018 của HĐND, UBND tỉnh và phiên chất vấn, trả lời chất vấn tại kỳ họp. Dưới đây là một số ý kiến phóng viên Báo Thanh Hóa lược ghi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ý kiến của đại biểu và cử tri ghi nhận về kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XVII

Theo dõi kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiều đại biểu và cử tri đã có những ghi nhận, đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2018 của HĐND, UBND tỉnh và phiên chất vấn, trả lời chất vấn tại kỳ họp. Dưới đây là một số ý kiến phóng viên Báo Thanh Hóa lược ghi.

Toàn cảnh phiên khai mạc kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khoá XVII. (Ảnh: Minh Hiếu)

Nguyễn Văn Minh (Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi tỉnh): Kỳ vọng vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong những năm tới

Qua theo dõi kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2016 - 2021, tôi rất ấn tượng trước sự phát triển đột phá mà từ trước đến nay chúng ta chưa bao giờ đạt được trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2018. Kết quả trên thể hiện sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, nỗ lực cố gắng của rất nhiều thế hệ lãnh đạo và các tầng lớp nhân dân tỉnh ta trong suốt những năm qua, là bước tạo đà rất lớn cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong những năm tới và củng cố hơn nữa lòng tin của nhân dân trong tỉnh đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nói chung, hội viên Hội Người cao tuổi nói riêng ngày càng được nâng cao. Nhiều hội viên có hoàn cảnh khó khăn được giúp đỡ… qua đó đã góp phần động viên các cụ sống vui, sống khỏe, sống mẫu mực.

Tôi kỳ vọng rằng, trong thời gian tới, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm để lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà ngang tầm với yêu cầu trong giai đoạn cách mạng mới, với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Đại biểu Lê Nhân Đồng (Ban Dân tộc tỉnh): Cần làm rõ trách nhiệm trong việc để chậm tiến độ hỗ trợ nhà ở người có công

Chính sách hỗ trợ nhà ở người có công là chính sách ưu việt, thể hiện sự tri ân đối với những người có công với cách mạng, với đất nước. Theo thống kê toàn tỉnh có 25.175 hộ được hỗ trợ làm nhà giai đoạn 2. Tính đến tháng 11-2018, có 16 huyện hoàn thành chỉ tiêu giải ngân dưới 60%, 12 huyện hoàn thành chỉ tiêu giải ngân dưới 50%, 5 huyện hoàn thành giải ngân dưới 30%. Tiến độ này là rất chậm. Vì vậy cần làm rõ trách nhiệm của các sở, cơ quan, huyện, xã trong việc thực hiện chậm tiến độ hỗ trợ xây nhà ở cho người có công, tiến độ chậm ở khâu nào thì khâu ấy phải chịu trách nhiệm. Từ đó có sự cam kết để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Phạm Văn Thân (Trưởng ban Kinh tế, Hội Cựu chiến binh tỉnh): Đẩy nhanh tiến độ giải ngân tiền hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công

Tại kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XVII, chất vấn của các đại biểu cũng như phần trả lời của đồng chí Giám đốc Sở Xây dựng đã tập trung làm rõ trách nhiệm của sở, các địa phương trong việc chậm thực hiện giải ngân tiền hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công theo Quyết định 22 ngày 26-4-2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh lý do khách quan được nêu trong báo cáo do thời gian triển khai kéo dài (từ năm 2013) dẫn đến việc thẩm định tình trạng nhà ở không còn đúng như thời điểm ban đầu và đặc biệt từ khi có chủ trương cho đợt 2 (năm 2017), số lượng người có công đủ điều kiện tăng lên trong khi chủ trương của Chính phủ là giải quyết theo danh sách đã được duyệt từ năm 2013, theo tôi, cần phải nhìn nhận một cách khách quan là sự vào cuộc của chính quyền một số địa phương, mà trực tiếp là ban chỉ đạo chưa quyết liệt, thiếu khẩn trương và không dứt khoát. Công tác kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả. Kết quả thẩm định người có công được hỗ trợ nhà ở không được công khai rộng rãi nên ở một số địa phương vẫn còn có đơn, thư kiến nghị, thắc mắc. Tôi rất đồng tình với ý kiến chỉ đạo quyết liệt của đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh Trịnh Văn Chiến, đó là Sở Xây dựng phải tăng cường trách nhiệm, đấu mối với Trung ương giải quyết dứt điểm các vướng mắc; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, làm rõ trách nhiệm của các địa phương, tham mưu cho tỉnh xử lý chủ tịch UBND các cấp nếu tiếp tục để xảy ra chậm trễ. Có như vậy mới đẩy nhanh tiến độ thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công.

PGS.TS Lê Tú Anh, (Phó trưởng khoa Khoa học xã hội, Trường Đại học Hồng Đức): Có những quyết sách sáng suốt, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo

Qua theo dõi kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XVII, tôi rất vui vì thành tích giáo dục mũi nhọn tiếp tục giữ ở vị trí nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước; thi học sinh giỏi châu Á - Thái Bình Dương và Olympic quốc tế đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay; số học sinh đạt giải tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia khối THPT xếp thứ 4 toàn quốc; công tác sắp xếp lại mạng lưới trường học các cấp, giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên được thực hiện theo lộ trình.

Kết quả trên thể hiện sự quan tâm của tỉnh đối với sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục mũi nhọn nói riêng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được giải quyết triệt để; việc sắp xếp mạng lưới trường học chậm tiến độ; tình trạng dạy thêm, học thêm trái quy định, lạm thu trong các cơ sở giáo dục còn xảy ra… ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học trên địa bàn tỉnh.

Tôi hy vọng qua kỳ họp này, HĐND tỉnh sẽ có những quyết sách sáng suốt để tạo sự chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo; khắc phục cơ bản tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; rà soát, sắp xếp hợp lý trường, lớp, giáo viên; không ngừng phát triển đội ngũ nhà giáo, nhất là tạo điều kiện để giáo viên nâng cao phẩm chất nhà giáo, phát triển chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từng bước tiến tới chuẩn khu vực và thế giới.

Hà Đình Ắng (xã Tam Lư, huyện Quan Sơn): Cần nâng cao trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng trái pháp luật

Theo dõi phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XVII, ngày 13-12, tôi rất quan tâm đến vấn đề hoạt động tín dụng trái pháp luật đang diễn biến phức tạp. Đây là vấn đề nóng, phức tạp cần có sự chủ động, tích cực của ngành công an; sự phối hợp, vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị. Tuy vậy, các nguyên nhân đưa ra vẫn còn chưa cụ thể, các biện pháp xử lý chưa đủ mạnh, chưa thực sự quyết liệt để có thể hạn chế hoạt động của các tổ chức “tín dụng đen”.

Theo ý kiến của cá nhân tôi, nếu như chính quyền và cơ quan chức năng nâng cao trách nhiệm hơn trong kiểm tra, giám sát hoạt động của các công ty tài chính, công ty đòi nợ thuê; mỗi người dân cùng có ý thức tháo bóc các tờ quảng cáo cho vay theo hình thức này ở nơi công cộng, thì người dân có muốn cũng khó tiếp cận được những hoạt động “tín dụng đen”. Thế nhưng nhiều người dân lại thường có tâm lý lo sợ bị phiền hà, chưa mạnh dạn tố cáo, cơ quan chức năng thì chưa đủ cơ chế quyền lực để khống chế điều đó. Vì vậy, việc nâng cao trách nhiệm của cơ quan cấp phép, chính quyền các cấp trong kiểm tra, giám sát hoạt động của công ty tài chính, công ty đòi nợ, đi đôi với việc đấu tranh, tố giác tội phạm “tín dụng đen” của cộng đồng dân cư là giải pháp khả khi để hạn chế tình trạng trên.


Phan Nga và Lê Hà (thực hiện)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]