(Baothanhhoa.vn) - Trong đợt phục vụ cho kế hoạch K 1.500, trọng lượng vận tải thấp nhất là 150kg/1 xe, trọng tải trung bình là 500kg/1 xe, đồng chí Nguyễn Văn Ngọ đã chở tới 750kg đi trên chặng đường hơn 12km.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xe đạp thồ làm nên điều “kỳ diệu” trong những chiến thắng vĩ đại

Trong đợt phục vụ cho kế hoạch K 1.500, trọng lượng vận tải thấp nhất là 150kg/1 xe, trọng tải trung bình là 500kg/1 xe, đồng chí Nguyễn Văn Ngọ đã chở tới 750kg đi trên chặng đường hơn 12km.

Đoàn xe thồ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu

Trong đợt 2, đoàn xe đạp thồ Thanh Hóa đã vượt đồi cao, sông sâu (dốc Khỉ, đèo 1001, vượt Sê Băng Hiêng) đến mặt trận đường 9 Nam Lào. Tổng kết đợt 2, đoàn xe đạp thồ Điện Biên đã vào B1 840 tấn hàng, đến Chà Lỳ 1.373 tấn. Đoàn đã được Tỉnh ủy Quảng Bình và Đặc khu Trị Thiên biểu dương, khen thưởng.

ình ảnh những chiếc xe đạp thồ từ chiến trường Điện Biên khói lửa tiếp nối đến chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã trở thành biểu tượng phi thường của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần làm nên những chiến thắng vĩ đại của quân và dân ta...

Trải qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ để giành lại độc lập dân tộc, có nhiều nhân tố góp phần vào chiến thắng vĩ đại của dân tộc. Nguyên nhân cốt lõi của chiến thắng ấy là ý chí sắt đá và sự kiên cường của nhân dân ta – những người đã biết dựa vào cả những phương tiện thô sơ để đối đầu với các phương tiện chiến tranh tối tân của kẻ địch. Trong các phương tiện “công nghệ thấp” thường bị đối phương chế giễu ấy, có một thứ đóng vai trò quan trọng trong 2 cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ đó là chiếc xe đạp thồ.

Những chiếc xe thồ đã thành phương tiện vận tải huyền thoại, góp phần vào chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử. Hơn 21.000 chiếc xe đạp đã được dùng để thồ lương thực và trở thành một loại “vũ khí đặc biệt” của Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong đó, riêng tỉnh Thanh Hóa đã huy động 11.000 xe đạp thồ. Xe đạp thồ Thanh Hóa, một binh chủng mới rầm rập lên đường đi Tây Bắc. Đường lớn, cầu cống bị hư hỏng vẫn không cản được xe đạp qua. Xe đạp thồ đã trở thành phương tiện vận chuyển quan trọng của chiến dịch. Từ chỗ chỉ chở khoảng 150 kg theo định mức, những chiếc xe đạp thồ đã được các dân công Thanh Hóa gia tăng trọng lượng. Dù qua đèo, qua suối, vượt núi, băng rừng... các đoàn xe đạp thồ của Thanh Hóa vẫn bừng lên khí thế sôi nổi thi đua nâng cao năng suất vận chuyển, vượt mức quy định từ 150kg lên 200kg, 250kg, 300kg... Các đoàn dân công xe đạp thồ Thanh Hóa được mọi người chú ý không những vì số lượng hàng nhiều mà chính vì thành tích xuất sắc về tăng năng suất. Người dẫn đầu là anh Cao Văn Tỵ, dân công đội xe thồ thị xã Thanh Hóa, trên xe anh luôn chở 300kg vượt đèo, dốc. Và hình ảnh đoàn xe đạp thồ của Thanh Hóa đã lừng danh khắp tuyến. Đầu tháng 5-1954, các dân công xe đạp thồ ngoài chở hàng còn nhận nhiệm vụ chở thương binh và chiến lợi phẩm về xuôi trong ngày Điện Biên Phủ hoàn toàn giải phóng. Trong bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Nhà thơ Tố Hữu đã ghi lại hình ảnh của họ trong chiến dịch:

...Và những chị, những anh ngày đêm ra tiền tuyến

Mấy tầng mây gió lớn, mưa to

Dốc Pha Đin chị gánh, anh thồ

Đèo Lũng Lô anh hò, chị hát...

Lực lượng tiếp vận của Thanh Hóa đã góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Thực tế, 64 năm đã qua, chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn là đề tài “bí ấn” được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Và một trong những “bí ẩn” khiến không ít người chưa thôi tìm lời giải đáp ngay cả trong kháng chiến chống Mỹ, đó là vì sao chỉ với phương tiện thô sơ như xe đạp thồ, lực lượng dân công hỏa tuyến của chúng ta đã hoàn thành nhiệm vụ tiếp vận trong điều kiện vô cùng khó khăn, ác liệt?

Được gặp và trò chuyện với ông Lê Ngọc Đắc, thôn Bối Liêm, xã Định Tường (Yên Định), người từng là tiểu đoàn trưởng đoàn xe thồ hỏa tuyến Điện Biên đi phục vụ chiến trường miền Nam, chúng tôi được ngược dòng thời gian trở về với những câu chuyện huyền thoại của 50 năm về trước.

Nhấp trà, ông Đắc kể liền một mạch: Trong lúc chiến tranh đang diễn ra ác liệt, thực hiện lệnh của Trung ương Đảng, tỉnh Thanh Hóa điều khoảng 5.000 người cùng xe đạp thồ phục vụ chiến dịch Bình Trị Thiên thời gian 3 năm, từ năm 1968-1970. Tôi vinh dự là một trong 317 người của huyện Yên Định cùng tham gia vào đoàn xe thồ hỏa tuyến của Thanh Hóa và được cử làm tiểu đoàn trưởng đoàn xe đạp thồ hỏa tuyến Điện Biên - Trường Sơn Thanh Hóa. Trong 5.000 người tham gia vào đoàn hỏa tuyến, được chia làm 2 đợt, đợt 1 với số lượng 2.500 người, đoàn Yên Định vinh dự được tham gia ngay đợt đầu. Sau khi tập kết ở Thanh Hóa, nhận được lệnh đoàn bắt đầu hành quân lên đường. Từ Bến Thủy vượt sông tới đất Hà Tĩnh, lúc này đoàn nhận được lệnh làm nhiệm vụ vận chuyển gạo vào trong Quảng Trị. Đoàn xe đạp thồ hỏa tuyến bắt tay ngay vào nhiệm vụ đầu tiên. Mặc dù, những người tham gia vào đoàn chưa quen cảnh vất vả, nặng nhọc nhưng bằng tình yêu Tổ quốc, bằng sự nhiệt huyết của tuổi trẻ các anh đã vượt qua khó khăn, lửa đạn để vận chuyển gạo tới đích an toàn.

Chi viện cho chiến trường miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược là nhiệm vụ và trách nhiệm của hậu phương đối với tiền tuyến. Nhằm bảo đảm các chỉ tiêu vận chuyển trong tỉnh vừa phục vụ đáp ứng yêu cầu cho kế hoạch vận tải B, C Trung ương giao cho Thanh Hóa, ngày 10-6-1965, Ủy ban hành chính tỉnh quyết định thành lập tuyến vận tải xe thồ giao cho 13 huyện, thị huy động xe đạp thồ vận chuyển hàng hóa ra tuyến lửa. Ngày 24-5-1968 Tỉnh ủy chỉ thị cho các huyện chuẩn bị nhân lực sắp xếp tổ chức. Đợt 1 tỉnh đã huy động 2.500 xe đạp thồ, biên chế thành 25 đại đội. Đợt 2 tỉnh đã huy động 2.400 xe, biên chế thành 24 đại đội. Đoàn xe đạp thồ Điện Biên có nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa từ Hà Tĩnh lên miền Tây Quảng Bình. Khắc phục khó khăn, thiếu thốn, vượt qua mọi gian khổ hy sinh, đoàn xe đạp thồ Điện Biên của Thanh Hóa đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong các đợt vận chuyển.

Trên chuyên trang lịch sử HistoryNet.com, một độc giả là Arnold Blumberg, từng là quân nhân trong lục quân Mỹ tham gia chiến tranh Việt Nam đã đăng tải một bài viết nói về sức mạnh vô địch của những chiếc xe đạp mà chúng ta sử dụng trong 2 cuộc kháng chiến thần thánh, tác giả chia sẻ: Thực tế, tiềm lực và trình độ công nghệ của quân đội Mỹ lớn hơn quân đội Pháp rất nhiều. Thế nhưng, xe đạp thồ vẫn phát huy tác dụng trong kháng chiến chống Mỹ. Và trên thực tế chiếc xe đạp bé nhỏ đã sống sót trước đủ loại vũ khí hiện đại nhất trong kho vũ khí của quân đội Mỹ...


Lê Phượng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]