(Baothanhhoa.vn) - Hơn 3 năm qua, cứ mỗi tháng 2 lần, anh Lâu Văn Lâu, người dân tộc Mông ở bản Pù Đứa, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát lại băng rừng, lội suối lên đỉnh núi Đá Đỏ, cao gần 2.000 mét so với mặt nước biển để thực hiện nhiệm vụ trông coi, bảo vệ cột mốc G8, nay là mốc 304, phân định ranh giới giữa xã Quang Chiểu với bản Phiềng Khạy, cụm Mường Pùn, huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn (Lào). Đây cũng chính là cột mốc mà cha anh – già làng Lâu Văn Hự, năm nay 95 tuổi đã tình nguyện bảo vệ, chăm sóc như người thân của gia đình mình trong suốt hơn 30 năm qua.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vững vàng thế trận lòng dân nơi biên giới

Hơn 3 năm qua, cứ mỗi tháng 2 lần, anh Lâu Văn Lâu, người dân tộc Mông ở bản Pù Đứa, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát lại băng rừng, lội suối lên đỉnh núi Đá Đỏ, cao gần 2.000 mét so với mặt nước biển để thực hiện nhiệm vụ trông coi, bảo vệ cột mốc G8, nay là mốc 304, phân định ranh giới giữa xã Quang Chiểu với bản Phiềng Khạy, cụm Mường Pùn, huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn (Lào). Đây cũng chính là cột mốc mà cha anh – già làng Lâu Văn Hự, năm nay 95 tuổi đã tình nguyện bảo vệ, chăm sóc như người thân của gia đình mình trong suốt hơn 30 năm qua.

Vững vàng thế trận lòng dân nơi biên giới

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tam Chung cùng với dân quân tự vệ địa phương triển khai phương án tuần tra bảo vệ đường biên, mốc giới. Ảnh: X.T (Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh)

Không chỉ có già làng Hự và anh Lâu ở xã Quang Chiểu tình nguyện bảo vệ đường biên, mốc giới, mà nhiều năm qua, tại 16 xã biên giới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có 151 già làng, trưởng bản, người có uy tín tự nguyện đăng ký bảo vệ đường biên, mốc giới. Như già làng Lục Văn Quý, ngư­ời dân tộc Thái, ở bản Táo, xã Trung Lý, huyện Mường Lát năm nay đã gần 80 tuổi, vẫn thư­ờng xuyên cùng các con cháu của mình và cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Trung Lý tổ chức lên cột mốc 314 để phát quang đư­ờng biên, bảo vệ cột mốc. Ngoài già làng Hự, già làng Quý, trên tuyến biên giới tỉnh nhà còn rất nhiều già làng tích cực tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc, là tấm gương sáng cho dân bản và con cháu học tập noi theo như: Già làng Phan Văn Xiết, ở bản Suối Tút, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát; già làng Vi Văn Dong, ở bản Cháo, xã Hiền Kiệt, huyện Quan Hóa; già làng Hà Văn Chốn, ở bản Yên, xã Mường Mìn, huyện Quan Sơn...

Có được kết quả trên, trong nhiều năm qua, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh luôn xác định, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trong đó BĐBP là lực lượng nòng cốt, chuyên trách. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, BĐBP tỉnh đã thường xuyên tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh về nhiệm vụ công tác biên phòng, xây dựng các địa bàn biên giới vững mạnh về mọi mặt. Trong đó cụ thể hóa qua các đề án lớn của tỉnh như: Đề án “Tăng cường đảm bảo an ninh biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa”; Đề án số 4687 về giải quyết tình hình phức tạp về tội phạm và tệ nạn ma túy tại địa bàn các xã biên giới và đặc biệt là thực hiện Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ ngày 9-1-2015 “Về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”.

Một trong những yếu tố hết sức quan trọng tạo nên thế trận biên phòng toàn dân vững chắc đó là trong nhiều năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể đã cùng với BĐBP và các lực lượng vũ trang thường xuyên phối hợp chặt chẽ, trao đổi, thống nhất, giải quyết kịp thời, có hiệu quả các vấn đề nảy sinh trên tuyến biên giới; phát động phong trào quần chúng tham gia xây dựng thôn, bản không có tội phạm, cùng BĐBP phát quang đường biên giới, bảo vệ nguyên trạng đường biên, cột mốc quốc giới; đồng thời, phát huy những tấm gương điển hình tiên tiến trong các phong trào, mô hình: “Thanh niên làm chủ đường biên”, “Tổ an ninh tự quản”, “Già làng, trưởng bản cùng dòng họ, con cháu đăng ký quản lý, bảo vệ đường biên, cột mốc”... Nhờ có “Thế trận lòng dân vững chắc”, sự thương yêu đùm bọc của đồng bào các dân tộc trên tuyến biên phòng, nhiều năm qua, BĐBP tỉnh Thanh Hóa cùng với nhân dân trên hai tuyến biên giới đã tổ chức hàng nghìn lư­­ợt tuần tra, kiểm soát, phát quang đư­­ờng biên, bảo vệ mốc giới; bảo vệ an ninh trật tự địa bàn trên hai tuyến biên giới. Phối hợp tổ chức hàng nghìn buổi tuyên truyền cho nhân dân về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hiệp nghị quy chế khu vực biên giới, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói giảm nghèo. BĐBP thực sự là chỗ dựa vững chắc cho đồng bào các dân tộc trên tuyến biên giới. Cũng từ đó, quần chúng nhân dân đã cung cấp hàng nghìn nguồn tin có giá trị giúp BĐBP tỉnh Thanh Hóa xử lý tốt các vụ việc xảy ra trên biên giới, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ an ninh biên giới quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đơn vị phụ trách.

Phát huy sức mạnh thế trận lòng dân vững chắc, cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh đã và đang ra sức thi đua lập nhiều thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ giữ vững biên cương của Tổ quốc.

Minh Hiếu và Xuân Thủy

(Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh)


Minh Hiếu Và Xuân Thủy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]