(Baothanhhoa.vn) - Ngày 23-5, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh tiếp tục ngày làm việc thứ 2, phiên họp thường kỳ tháng 5-2018.

Tin liên quan

Đọc nhiều

UBND tỉnh thảo luận cho ý kiến vào các báo cáo về phát triển du lịch và phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới

Ngày 23-5, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh tiếp tục ngày làm việc thứ 2, phiên họp thường kỳ tháng 5-2018.

Đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.

Dự thảo báo cáo do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình bày về Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020 cho biết: Chương trình này đề ra 85 nhiệm vụ, đến nay đã và đang thực hiện 71 nhiệm vụ, với tổng kinh phí gần 13.000 tỷ đồng, đạt hơn 54% kinh phí kế hoạch đề ra. Giai đoạn từ năm 2016 đến hết tháng 6-2018, ngành du lịch đón được 18.462 nghìn lượt khách, đạt 43,6% so với kế hoạch. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 438,7 nghìn lượt khách, đạt 34,8% so với mục tiêu đề ra. Đến nay, hạ tầng du lịch được cải thiện, chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên, các dự án đầu tư du lịch phát triển cả về số lượng và quy mô; công tác quản lý Nhà nước về du lịch được tăng cường; công tác xây dựng và triển khai các đề án phát triển du lịch được thực hiện bài bản, đồng bộ; hoạt động xúc tiến, quảng bá đã đem lại hiệu quả đáng khích lệ; kết quả thực hiện các chỉ tiêu du lịch không ngừng được nâng cao.

Tuy nhiên, việc triển khai chương trình du lịch vẫn còn những hạn chế, như: Nhiều địa phương chưa chủ động triển khai; chưa có nhiều sản phẩm du lịch có lợi thế cạnh tranh cao, vấn đề bảo đảm vệ sinh môi trường tại các khu du lịch chưa được giải quyết triệt để, đội ngũ làm công tác du lịch còn hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ...

Sau khi nghe ý kiến của các đại biểu, phát biểu kết luận nội dung này, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng đánh giá cao những kết quả đạt được trong phát triển du lịch thời gian qua. Đồng chí nhấn mạnh Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020 là chương trình lớn, là một trong 5 chương trình trọng tâm về phát triển kinh tế - xã hội và được coi là 1 trong 5 trụ cột tăng trưởng kinh tế đã được xác định. Vì vậy cần có đánh giá sát đúng với tình hình những năm qua để tiếp tục có giải pháp mạnh hơn, đáp ứng mục tiêu và kỳ vọng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra. Tuy nhiên, theo đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, báo cáo tình hình thực hiện chương trình phát triển du lịch do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng vẫn chưa đạt tầm khái quát, chưa chỉ ra được giải pháp đột phá. Cụ thể, về nội dung cần khái quát kết quả đạt được trong 2 năm 2016-2017, cần chỉ rõ những hạn chế, yếu kém. Phần kết quả phải phân tích, nêu rõ đã đạt được kết quả gì, so với chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra đạt bao nhiêu %. Bên cạnh đó, phần đánh giá phải khái quát được những kết quả lớn đạt được trong 2 năm 2016-2017. Về mặt hạn chế, yếu kém cần nêu rõ việc xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa kế hoạch còn nhiều tồn tại, bất cập; một số nhiệm vụ về quy hoạch triển khai chậm, còn một số chỉ tiêu chưa đạt hoặc đạt thấp so với kế hoạch; tiến độ đầu tư các dự án hạ tầng du lịch còn chậm; chậm hình thành các sản phẩm du lịch mới và chậm khắc phục được du lịch mùa vụ; vệ sinh môi trường chậm cải thiện; tình trạng ép giá vẫn còn xảy ra. Về nguyên nhân của tồn tại, hạn chế phải nêu rõ là do công tác lãnh đạo, chỉ đạo xúc tiến quảng bá du lịch ở một số ngành, địa phương còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa có kế hoạch cụ thể; quản lý Nhà nước về môi trường du lịch còn hạn chế; đầu tư còn dàn trải. Về phần mục tiêu: Phải thực hiện đúng mục tiêu Đại hội XVIII của Đảng bộ tỉnh và mục tiêu chương trình phát triển du lịch đã đề ra. Về phần giải pháp phải chọn các bước đột phá trong xúc tiến quảng bá du lịch, đầu tư, cải thiện môi trường du lịch, cơ chế quản lý. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp thu các ý kiến của đại biểu tại hội nghị, khẩn trương hoàn chỉnh báo cáo.

Tại phiên họp, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình bày dự thảo Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định số 287-QĐ ngày 27-5-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc ban hành Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016-2020. Theo đó, tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, thủy sản bình quân 2 năm 2016-2017 đạt 2,3%/năm (mục tiêu chương trình đạt 2,9%/năm); thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2017 đạt 24,8 triệu đồng, tăng 1,38 lần so với năm 2014. Tổng nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn 2 năm khoảng 67.130 tỷ đồng. Đến nay, bình quân toàn tỉnh đạt 15,1 tiêu chí nông thôn mới, tăng 1,8 tiêu chí so với năm 2015; có 244 xã, 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới... Kết luận nội dung này, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất với đánh giá hệ thống các chỉ tiêu. Đồng chí yêu cầu về sản xuất nông nghiệp cần nêu cụ thể về tốc độ tăng trưởng, có so sánh với các địa phương trong khu vực. Về nội dung cơ cấu nông nghiệp đã có sự chuyển dịch đúng hướng, nông nghiệp có quy mô lớn, hàng hóa tập trung theo hướng công nghệ cao đang dần hình thành, hình thành các chuỗi giá trị trong nông nghiệp. Phân tích những kết quả đạt được trong việc chuyển đổi mạnh mẽ hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp; đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với thực hiện chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới. Việc huy động các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; tổ chức thực hiện tốt kết hợp với việc rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách để tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp. Về tồn tại, hạn chế phải phân tích làm rõ được nguyên nhân một số chỉ tiêu chưa đạt được theo kế hoạch; chất lượng tăng trưởng nông, lâm, thủy sản chưa cao, chưa hiệu quả. Tái cơ cấu nông nghiệp chưa đạt kế hoạch. Nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn còn thấp so với yêu cầu. Xây dựng nông thôn mới chưa có nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Về mục tiêu phải giữ vững các chỉ tiêu đã đề ra, đồng thời phải dự báo một số chỉ tiêu khó và đưa ra các giải pháp để thực hiện. Về giải pháp phải đưa ra được những giải pháp cụ thể mang tính đột phá, khuyến khích tích tụ ruộng đất để phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn, hiện đại. Tạo điều kiện, kiên trì, kiên định thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nhất là những doanh nghiệp lớn. Trên cơ sở góp ý kiến của các đại biểu tại hội nghị, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương hoàn thiện báo cáo trình UBND tỉnh.


Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]