(Baothanhhoa.vn) - Ngày 12-11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai Luật Tố cáo, Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23-4-2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Triển khai Luật Tố cáo, Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính

Ngày 12-11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai Luật Tố cáo, Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23-4-2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC).

Toàn cảnh hội nghị.

Dự hội nghị có đồng chí Lê Thị Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các địa phương.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thị Thìn phát biểu khai mạc hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thị Thìn khẳng định Luật Tố cáo và Nghị định số 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính có nhiều quy định mới quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật và tham nhũng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân trong toàn xã hội; nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC, cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tiếp theo. Để sớm đưa nội dung các văn bản quy phạm pháp luật vào thực tiễn cuộc sống, đồng chí đề nghị cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành cần tập trung nghiên cứu, tìm hiểu và có kế hoạch cụ thể để tổ chức triển khai kịp thời, sâu rộng đến cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân.

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe đồng chí Nguyễn Văn Kim, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ và Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC Văn phòng Chính phủ trình bày các nội dung cơ bản của Luật Tố cáo và Nghị định số 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC.

Đồng chí Nguyễn Văn Kim, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ truyền đạt một số nội dung chính của Luật Tố cáo.

Luật Tố cáo năm 2018 được Quốc hội thông qua ngày 12-6-2018, gồm 9 chương, 67 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2019. Luật Tố cáo năm 2018 tiếp tục kế thừa quy định của Luật Tố cáo năm 2011 về phạm vi điều chỉnh, trong đó quy đinh về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với 2 nhóm hành vi vi phạm pháp luật: Tố cáo hành vi vi phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực. Bên cạnh đó, Luật quy định về vấn đề bảo vệ người tố cáo, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc quản lý công tác giải quyết tố cáo. Đồng thời, để phân biệt việc giải quyết tố cáo trong Luật Tố cáo với việc giải quyết đối với tố giác và tin báo về tội phạm, Luật quy định rõ việc tiếp nhận, giải quyết tố giác và tin báo về tội phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Đồng chí Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC Văn phòng Chính phủ trình bày các nội dung cơ bản của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC.

Để xác định rõ trách nhiệm của người tố cáo, tránh tình trạng lợi dụng các hình thức tố cáo để tố cáo tràn lan, cố ý tố cáo sai sự thật ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của người bị tố cáo, Luật Tố cáo năm 2018 vẫn quy định 2 hình thức tố cáo là tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp. Đối với tố cáo nặc danh, mạo danh, khi nhận được thông tin tố cáo có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ, tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo không theo quy định của Luật thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không xử lý theo quy định của Luật Tố cáo. Tuy nhiên, trường hợp thông tin tố cáo có ghi nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để tiến hành việc thanh tra, kiểm tra phục vụ cho công tác quản lý.

Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23-4-2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC có nhiều điểm mới quan trọng, trong đó Nghị định quy định thống nhất UBND cấp tỉnh quyết định thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công – đơn vị hành chính đặc thù thuộc Văn phòng UBND cấp tỉnh; UBND cấp huyện quyết định thành lập Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện; UBND cấp xã quyết định thành lập Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả. Nghị định dành một chương để quy định việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC, xây dựng Cổng Dịch vụ công quốc gia và Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh nhằm nhằm bảo đảm khả năng tiếp nhận, kết nối, chia sẻ thông tin giữa cơ quan có thẩm quyền giải quyết TTHC với tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện TTHC.


Việt Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]