(Baothanhhoa.vn) - Chiều 31-7, dưới sự chủ trì của đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy họp, cho ý kiến điều chỉnh một số hạng mục công trình dự án trùng tu, tôn tạo Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường, xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân; phương án thiết kế bài trí – đồ thờ Cụm di tích lịch sử cách mạng Hàm Hạ, thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn; việc tu bổ, phục hồi di tích lịch sử cách mạng trụ sở làm việc của Tỉnh ủy Thanh Hóa giai đoạn 1967 - 1973, tại xã Thiệu Viên, huyện Thiệu Hóa.

Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến điều chỉnh dự án trùng tu tôn tạo và phương án nội thất các di tích lịch sử cách mạng

Chiều 31-7, dưới sự chủ trì của đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy họp, cho ý kiến điều chỉnh một số hạng mục công trình dự án trùng tu, tôn tạo Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường, xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân; phương án thiết kế bài trí – đồ thờ Cụm di tích lịch sử cách mạng Hàm Hạ, thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn; việc tu bổ, phục hồi di tích lịch sử cách mạng trụ sở làm việc của Tỉnh ủy Thanh Hóa giai đoạn 1967 - 1973, tại xã Thiệu Viên, huyện Thiệu Hóa.

Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến điều chỉnh dự án trùng tu tôn tạo và phương án nội thất các di tích lịch sử cách mạng

Đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị có các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Phát, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Phạm Đăng Quyền, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành chức năng của tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy.

Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến điều chỉnh dự án trùng tu tôn tạo và phương án nội thất các di tích lịch sử cách mạng

Phối cảnh Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường, xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân.

Thực hiện Quyết định số 2453/QĐ-UBND, ngày 11-7-2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt dự án; Quyết định số 3921/QĐ-UBND, ngày 17-10-2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt thiết kế, bản vẽ thi công và dự toán xây dựng dự án trùng tu, tôn tạo Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường, xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân. Trong quá trình triển khai dự án, nhà thầu thi công nhận thấy một số hạng mục cần xin ý kiến điều chỉnh, bổ sung gồm: Điều chỉnh mở rộng mặt đường đoạn qua Trường THPT Thọ Xuân 4. Bổ sung hạng mục nhà bao che nhà di tích, điều chỉnh vật liệu gạch, ngói, đá nhà di tích, nhà truyền thống và kè ao. Điều chỉnh thiết kế phần móng nhà truyền thống, móng tường rào. Điều chỉnh thiết kế hệ thống tường rào, lan can hồ và lan can cầu qua hồ. Đối với hạng mục cầu bắc qua hồ, theo thiết kế độ cao đỉnh cầu so với cos sân là 0,93m, cao hơn so với cos nền nhà truyền thống là 0,43m, mặt khác độ dốc của cầu hơi lớn. Đối với tường rào phía trước di tích nhà thầu thi công đề nghị thay đổi hình thức bằng tường rào xây gạch tương tự kiểu dáng tường rào xây gạch xung quanh...

Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến điều chỉnh dự án trùng tu tôn tạo và phương án nội thất các di tích lịch sử cách mạng

Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cho ý kiến vào việc điều chỉnh Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường.

Sau khi nghe các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến vào việc điều chỉnh nhằm phù hợp với cảnh quan không gian kiến trúc công trình, phát biểu kết luận, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trịnh Văn Chiến thống nhất với một số điều chỉnh mà huyện Thọ Xuân và nhà thầu thi công đề xuất và lưu ý phải phù hợp với tính chất là nơi diễn ra Hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh ngày 29-7-1930. Đối với cây cầu bắc qua hồ, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh yêu cầu nhà thầu điều chỉnh không để cầu bắc qua nhằm tạo không gian thông thoáng để trồng hoa sen tạo cảnh quan di tích. Huyện Thọ Xuân và nhà thầu thi công cần nghiên cứu hệ thống nước lưu thông vào ra hồ nhằm bảo vệ môi trường sinh thái. Đối với việc trang trí ở đình cổ cần tuân thủ thiết kế theo truyền thống ngày xưa và quanh khu di tích trồng cây xanh tạo cảnh quan môi trường xanh – sạch - đẹp, lưu ý đưa cây bản địa và cây cổ thụ vào trồng. Về tường rào, nhà thầu thi công cần nghiên cứu điều chỉnh tạo cảnh quan gần gũi thân thiện, thoáng đãng, không che cảnh quan bên trong khu di tích. Nghiên cứu tạo cổng chính, cổng phụ khu di tích. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trịnh Văn Chiến yêu cầu nhà thầu thi công nghiên cứu điều chỉnh thiết kế xin ý kiến Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh hoàn thành trước ngày 20–8-2019 để xin ý kiến các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy quyết định mới được thi công tiếp.

Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến điều chỉnh dự án trùng tu tôn tạo và phương án nội thất các di tích lịch sử cách mạng

Phối cảnh thiết kế nội thất tại Đình làng Hàm Hạ.

Về phương án thiết kế bài trí nội thất – đồ thờ Cụm di tích lịch sử cách mạng Hàm Hạ, thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn, ở các địa điểm di tích Đình làng Hàm Hạ, nhà ông Lê Oanh Kiều, nhà ông Phạm Văn Huống. Dựa trên cơ sở nghiên cứu việc bố trí đồ thờ theo hình thức truyền thống và khảo sát tại địa phương cùng với gia đình các đồng chí cách mạng, đơn vị tư vấn thiết kế đề xuất bài trí theo nguyên trạng thời kỳ từ năm 1930 đến năm 1940 và tái hiện lại không gian lúc thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa.

Kết luận nội dung này, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trịnh Văn Chiến cơ bản thống nhất với phương án của đơn vị tư vấn đề xuất và lưu ý việc sử dụng các đồ vật phải phù hợp với giai đoạn lịch sử cách mạng và những vật đã sưu tầm được ở gia đình các đồng chí cách mạng. Nghiên cứu tổ chức trưng bày khoa học, hợp lý, phù hợp với không gian kiến trúc và lịch sử trong giai đoạn cách mạng.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trịnh Văn Chiến yêu cầu các địa điểm di tích được tu bổ, tôn tạo phải thể hiện được sự tri ân của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh đối với các bậc tiền bối cách mạng; là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng; giáo dục chính trị tư tưởng, khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc; phát huy tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến điều chỉnh dự án trùng tu tôn tạo và phương án nội thất các di tích lịch sử cách mạng

Phối cảnh không gian di tích lịch sử cách mạng Trụ sở làm việc của Tỉnh ủy Thanh Hóa giai đoạn 1967- 1973.

Cũng tại hội nghị, các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy đã cho ý kiến vào việc tu bổ, phục hồi di tích lịch sử cách mạng trụ sở làm việc của Tỉnh ủy Thanh Hóa giai đoạn 1967 - 1973, tại xã Thiệu Viên, huyện Thiệu Hóa.

Phát biểu kết luận, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trịnh Văn Chiến cho ý kiến vào các hạng mục tu bổ và nhấn mạnh: Trụ sở làm việc Tỉnh ủy (giai đoạn 1967 – 1973) là di tích cách mạng có ý nghĩa lịch sử, chính trị văn hóa, cách mạng nên cần sớm có biện pháp bảo tồn, phục hồi, trùng tu tôn tạo, nhằm phát huy giá trị của di tích, phục vụ giáo dục truyền thống cách mạng đối với thế hệ hôm nay và mai sau về một giai đoạn lịch sử oanh liệt của Đảng bộ tỉnh. Sau khi bảo tồn, nơi đây sẽ là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh.

Minh Hiếu


Minh Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]