(Baothanhhoa.vn) - Các chính sách ưu tiên cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được triển khai một cách đồng bộ, linh hoạt và phù hợp với điều kiện thực tiễn đã tạo nên động lực phát triển, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách ưu tiên cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được triển khai một cách đồng bộ, linh hoạt và phù hợp với điều kiện thực tiễn đã tạo nên động lực phát triển, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Một góc bản Ngàm, xã Sơn Điện (Quan Sơn).

Là địa bàn sinh sống của hơn 922.000 người, trong đó có khoảng 632.000 người là đồng bào DTTS, miền núi Thanh Hóa luôn được xem có nhiều lợi thế và tiềm năng trong phát triển kinh tế lâm nghiệp, kết hợp mở rộng phát triển cây dược liệu, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái. Những năm qua, từ các nguồn ngân sách của Trung ương, của tỉnh, việc triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đã được tiến hành đồng bộ, rộng khắp, tạo được sự thống nhất, đồng thuận cao trong nhận thức cũng như hành động của các cấp, các ngành, làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi, xóa dần tỷ lệ hộ nghèo và giúp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân miền núi.

Đồng chí Hà Văn Thủy, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh cho biết: Những năm qua, cùng với đẩy mạnh công tác giảm nghèo và xây dựng đời sống văn hóa, tỉnh luôn quan tâm đến việc thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào DTTS theo Quyết định số 1557/QĐ-TTg, ngày 10-9-2015 của Thủ tướng Chính phủ, xem đó như “trợ lực” để đồng bào có cơ hội thoát nghèo, ổn định đời sống. Bên cạnh đó, thông qua các nghị quyết, chương trình về chính sách giảm nghèo, nâng cao thu nhập, phát triển y tế, giáo dục... của tỉnh, nổi bật là Quyết định 289 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 163 của UBND tỉnh về thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào DTTS gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần đồng bào các DTTS. Trong quá trình triển khai, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể đã tăng cường huy động, lồng ghép nhiều nguồn lực thực hiện các chương trình, chính sách có liên quan để đạt được các chỉ tiêu đặt ra, tạo được sự đồng thuận, nhất quán trong nhận thức, chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện.

Chương trình phối hợp giữa MTTQ với chính quyền trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện Quyết định 1557 được thực hiện thường xuyên. MTTQ các cấp chỉ đạo, tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức thực hiện, gắn 5 nội dung của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (XDNTM), đô thị văn minh” với phong trào thi đua “Sản xuất giỏi, công tác xã hội tốt”, cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” gắn với chương trình an sinh xã hội, tiếp tục duy trì và mở rộng mô hình “Khu dân cư tự quản giữ gìn an ninh trật tự”... Tăng cường công tác phối hợp, thống nhất hành động giữa mặt trận, chính quyền và các tổ chức thành viên các cấp để tuyên truyền động viên đồng bào các dân tộc tiếp tục hưởng ứng tham gia các phong trào, các cuộc vận động do mặt trận và các tổ chức thành viên phát động. Theo số liệu thống kê, đã có 29 mô hình, cách làm mới được triển khai ở cơ sở; trong đó, riêng MTTQ tỉnh chủ trì triển khai 2 mô hình xây dựng “Khu dân cư 3 không” trong phong trào toàn dân tham gia chăm sóc, bảo vệ, phát triển rừng và phòng, chống cháy rừng tại các huyện miền núi, khu vực miền núi và đề án phòng, chống tệ nạn ma túy ở các huyện miền núi.

Việc triển khai lồng ghép toàn diện các nội dung của cuộc vận động với các tiêu chí XDNTM bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, hiệu quả trong triển khai thực hiện ở các đơn vị cơ sở, trong đó lấy nội dung tuyên truyền, vận động nhân dân xã hội hóa sức người, sức của, hiến đất mở đường làm nòng cốt trong. Kết quả, từ năm 2016 đến nay, tại 11 huyện miền núi đã có 391 bản được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đồng bào dân tộc thiểu số đã hiến trên 104.500m2 đất, đóng góp trên 273,9 tỷ đồng, xây dựng được 364,5 km đường giao thông liên xã, liên thôn, 1.662 khu dân cư xây dựng được quy ước, hương ước và 85.532 gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa.

Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” tiếp tục được triển khai sâu rộng, nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, phối hợp của chính quyền, sự hưởng ứng tham gia của các tầng lớp nhân dân. Trong 3 năm, MTTQ tỉnh đã hỗ trợ từ quỹ cấp tỉnh cho 11 huyện miền núi gần 4 tỷ đồng để sửa chữa và làm mới 124 nhà đại đoàn kết, hỗ trợ gần 100 triệu đồng tiền quà tết; vận động các cấp, các ngành thực hiện chương trình an sinh xã hội gần 130 tỷ đồng. MTTQ các cấp 11 huyện miền núi đã huy động được trên 11,5 tỷ đồng vào quỹ vì người nghèo. Từ nguồn quỹ vận động được đã tập trung hỗ trợ, tạo điều kiện để các hộ nghèo phát triển sản xuất, thoát nghèo bền vững; hỗ trợ làm mới và sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo trị giá 7,232 tỷ đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất hơn 1,9 tỷ đồng; thăm hỏi, động viên các đối tượng khó khăn hơn 1,8 tỷ đồng...

Việc phối hợp thực hiện đồng bộ, hiệu quả Quyết định 157 và các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh giữa cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể, cùng sự nỗ lực cố gắng của đồng bào các dân tộc, đã góp phần quan trọng làm cho bộ mặt nông thôn vùng dân tộc miền núi từng bước thay đổi, đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 3 đến 5%/năm. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,1%, thu nhập bình quân đầu người đạt 18 triệu đồng/người/năm; 100% xã vùng dân tộc và miền núi đều có đường ô tô đến trung tâm xã...


Bài và ảnh: Phan Nga

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]