(Baothanhhoa.vn) - Chiều 23-5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị nghe báo cáo tiến độ, bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo Nghị quyết 42 của Chính phủ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19

Chiều 23-5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị nghe báo cáo tiến độ, bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo Nghị quyết 42 của Chính phủ.

Tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19

Đồng chí Chủ tịch UBND Nguyễn Đình Xứng phát biểu kết luận hội nghị.

Các đồng chí: Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Phạm Đăng Quyền, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đồng chí Phạm Thị Thanh Thuỷ, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh Thanh Hoá; các sở ngành liên quan; lãnh đạo UBND, phòng Lao động, Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố.

Tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19

Lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội báo cáo kết quả triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Theo báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, thực hiện Kế hoạch số 99/KH-UBND ngày 30-4-2020 của UBND tỉnh và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo triển khai thực hiện của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ cho các nhóm đối tượng trên địa bàn quản lý đạt được kết quả tích cực.

Theo số liệu thống kê, tổng hợp của các huyện, thị xã, thành phố, toàn tỉnh Thanh Hóa có 707.372 đối tượng thuộc diện được hỗ trợ với tổng kinh phí thực hiện dự kiến là khoảng 711 tỷ đồng. Đến ngày 21-5-2020, các huyện, thị xã, thành phố đã cơ bản hoàn thành công tác chi trả kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội (còn một số đối tượng chưa đến nhận là do tự nguyện không nhận kinh phí hỗ trợ hoặc không có mặt tại nơi cư trú).

Cụ thể, theo số liệu tổng hợp, báo cáo của Bưu điện tỉnh, tổng số đối tượng đã được nhận kinh phí hỗ trợ đến ngày 21-5-2020 là 699.799 người, đạt 98,9% kế hoạch; tổng kinh phí đã chi trả là 701.457.000.000 đồng.

Tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19

Lãnh đạo huyện Tĩnh Gia báo cáo kết quả triển khai thực hiện gói hỗ trợ tại địa phương.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, đội ngũ cán bộ cơ sở có trình độ, năng lực không đồng đều, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế dẫn đến việc rà soát đối tượng, lập danh sách, kiểm tra trùng lắp đối tượng còn sai sót. Việc triển khai thực hiện chính sách chưa có tiền lệ với nhiều thủ tục từ kê khai, niêm yết, phê duyệt… yêu cầu trong thời gian ngắn, trong khi khối lượng công việc thường xuyên của cán bộ cơ sở rất lớn nên một số huyện phê duyệt danh sách đối tượng nhận hỗ trợ chậm so với tiến độ đề ra. Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa sâu sát trong việc lãnh đạo, chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trong năm nên dẫn đến tình trạng “bỏ sót” đối tượng thụ hưởng.

Những đối tượng người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh từ sau khi Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo (tháng 10-2019) đến ngày 31-12-2019 chưa được đưa vào danh sách phê duyệt hỗ trợ (huyện Như Thanh 862 người; huyện Tĩnh Gia 581 người; huyện Hoằng Hóa 403 người; huyện Quan Hóa 400 người; huyện Triệu Sơn 380 người; huyện Thiệu Hóa 285 người; huyện Lang Chánh 279 người; huyện Như Xuân 224 người…).

Một số nơi có tình trạng “gửi khẩu” vào hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc một số hộ không đủ điều kiện nhưng vẫn được chính quyền địa phương phê duyệt, đưa vào danh sách hộ cận nghèo để thụ hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước như: vay vốn tín dụng, bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí…

Một số cấp ủy, chính quyền cấp huyện, xã chưa quan tâm vào cuộc, thiếu kiểm tra, giám sát; công tác chỉ đạo chưa quyết liệt, còn có biểu hiện nể nang, ngại va chạm dẫn đến kết quả rà soát chưa phản ánh chính xác đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.

Một bộ phận cán bộ cơ sở chưa thực sự hiểu rõ về các nguyên tắc trong triển khai thực hiện chính sách, nhất là nguyên tắc: “Không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia” nên đã dẫn đến việc vận động người dân không nhận tiền để ủng hộ vào Quỹ Phòng, chống COVID-19, không đúng với tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh (tại xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia); một số địa phương sử dụng mẫu đơn đề nghị không nhận hỗ trợ để người dân ký tên (huyện Nga Sơn, huyện Tĩnh Gia, huyện Thọ Xuân, huyện Quảng Xương…).

Tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19

Đồng chí Phạm Thị Thanh Thuỷ, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh Thanh Hoá phát biểu tại hội nghị.

Tại hội nghị, lãnh đạo huyện Tĩnh Gia, Thiệu Hoá, Thọ Xuân… đã báo cáo quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn, đồng thời nhận trách nhiệm trước sai sót trong triển khai thực hiện chính sách tại địa phương và rút kinh nghiệm khắc phục trong thời gian tới.

Kết luận hội nghị, thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Chủ tịch UBND Nguyễn Đình Xứng biểu dương những cố gắng nỗ lực của các ngành, địa phương trong triển khai thực hiện gói hỗ trợ trong thời gian ngắn đã đạt được kết quả tích cực với số lượng lớn, đặc biệt là cấp uỷ chính quyền địa phương đã chủ động trong triển khai và sự phối hợp của các ngành, đoàn thể vào cuộc kịp thời, có cách làm sáng tạo, góp phần vào thành công trong triển khai gói hỗ trợ.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai chính sách vẫn còn một số tồn tại vướng mắc, chưa sát đúng, chi trả còn trùng lắp, kê khai thiếu, còn tình trạng trục lợi chính sách ở một số địa phương tạo dư luận không tốt trong xã hội. Nguyên nhân là do một số lãnh đạo địa phương chưa sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo. Qua chi trả, công tác xác định lập danh sách hộ nghèo, cận nghèo ở một số địa phương còn thực hiện chưa chính xác, đưa vào danh sách một số đối tượng không bảo đảm tiêu chí…, cần kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với các xã, thôn làm chưa đúng với chỉ đạo của tỉnh.

Trong thời gian tới, yêu các các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục rà soát hậu kiểm việc cấp tiền hỗ trợ cho các đối tượng, bám vào quy định của chính sách để giải quyết đúng quy định. Đối với những nơi có vi phạm về lập danh sách hộ nghèo, cận nghèo phải kiểm điểm xử lý trách nhiệm đối với cán bộ tham gia vào quá trình lập danh sách để kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong triển khai các chính sách, hạn chế trục lợi chính sách.

Đề nghị chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động thông tin chính xác quá trình triển khai tại địa phương cho báo chí, tránh thông tin không đúng gây hoang mang dư luận.

Tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19

Giai đoạn 2 triển khai chính sách sẽ khó khăn phức tạp hơn, bởi các đối tượng khó xác định (người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương; hộ kinh doanh; người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm; người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động), đề nghị các ngành, địa phương tiếp tục tập trung cao trong chỉ đạo, bám vào các hướng dẫn để triển khai đúng quy định. UBND các huyện, thị xã, thành phố phân công cán bộ xuống chỉ đạo, kiểm tra giám sát cơ sở, bảo đảm thực hiện nghiêm hướng dẫn của ngành, huyện, bảo đảm đúng đối tượng, chi trả kịp thời.

Yêu cầu Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổng hợp những kiến nghị về các đối tượng không thuộc thẩm quyền của tỉnh để báo cáo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xem xét giải quyết. Yêu cầu các huyện có vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện gửi văn bản về Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, thực hiện giải quyết sau 2 ngày, vấn đề vượt thẩm quyền chuyển tỉnh giải quyết để bảo đảm triển khai thực hiện chính sách thông suốt, đúng quy định.

Tô Hà


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]