(Baothanhhoa.vn) - Nhận thức rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực, hơn 10 năm qua, cùng với việc lãnh đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 6-8-2008, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo sự thay đổi lớn cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thanh Hóa nâng cao hiệu quả phát triển nguồn nhân lực

Thanh Hóa nâng cao hiệu quả phát triển nguồn nhân lực

Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu thuộc Công ty CP Công nghiệp gỗ Đông Dương ở xã Luận Thành, huyện Thường Xuân tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.

Nhận thức rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực, hơn 10 năm qua, cùng với việc lãnh đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 6-8-2008, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo sự thay đổi lớn cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh.

Đặc biệt, trong những nhiệm kỳ gần đây và nhiệm kỳ 2015-2020, chương trình phát triển nguồn nhân lực đều được xác định là chương trình trọng tâm của nhiệm kỳ. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 xác định 5 chương trình trọng tâm, 4 khâu đột phá, trong đó có Chương trình trọng tâm về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực và khâu đột phá về nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Để xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng, tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh. Đội ngũ cán bộ được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng lãnh đạo, quản lý Nhà nước theo chức danh vị trí việc làm; ý thức đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; kiến thức quốc phòng - an ninh, tin học, ngoại ngữ; năng lực hội nhập quốc tế... Nhìn chung, đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt của tỉnh được tăng cường về số lượng, cơ cấu hợp lý, chất lượng được nâng lên... Cùng với quan tâm đào tạo cán bộ quản lý các cấp, công tác đào tạo, thu hút đội ngũ chuyên gia đầu ngành cũng được tỉnh quan tâm. Tỉnh đã ban hành một số cơ chế, chính sách để đào tạo, thu hút đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chất lượng cao cho tỉnh, như hỗ trợ kinh phí đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo và thưởng khi được công nhận, bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; hỗ trợ hoạt động và thu hút, đào tạo cán bộ, giảng viên cho Phân hiệu Đại học (ĐH) Y Hà Nội tại Thanh Hóa, hướng tới thành lập ĐH Y Thanh Hóa; cơ chế, chính sách thu hút bác sĩ về làm việc tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh... Hiện các cơ sở giáo dục ĐH trên địa bàn Thanh Hóa đã tập trung đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực và năng lực người học, kết hợp với các cơ sở thực hành, thực tập, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo; thực hiện rà soát, đánh giá lại năng lực đào tạo của từng chuyên ngành đào tạo; xác định rõ những ngành nghề có thế mạnh, ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh để tập trung xây dựng thành các khoa, ngành đào tạo chất lượng cao, đạt chuẩn quốc gia và khu vực; xây dựng và ban hành chuẩn đầu ra đối với từng ngành, nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu xã hội. Theo thống kê, giai đoạn 2016 - 2020 các cơ sở giáo dục ĐH trong tỉnh đã đào tạo, cung cấp cho thị trường lao động trong tỉnh khoảng 18.000 người trình độ ĐH và sau ĐH, trong đó trình độ sau ĐH khoảng 1.330 người. Các chuyên ngành đào tạo chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, kỹ thuật công trình, nông, lâm, ngư nghiệp, sư phạm, văn hóa, thể thao và du lịch... Các cơ sở đào tạo nghề nghiệp và các doanh nghiệp trong tỉnh đã tuyển sinh đào tạo, kèm cặp truyền nghề cho 392.988 người.

Nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng đào tạo nghề, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được tỉnh quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, cải tạo nâng cấp hệ thống nhà xưởng, thực hành phù hợp thực tế sản xuất của các doanh nghiệp; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo theo hướng gắn đào tạo với nhu cầu xã hội; đồng thời rà soát, sắp xếp và tổ chức lại cho phù hợp với định hướng phát triển... góp phần đào tạo nguồn lao động chất lượng, sẵn sàng phục vụ cho các chương trình, dự án lớn của tỉnh. Hiện, toàn tỉnh có 92 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Giai đoạn 2016 - 2020, các cơ sở đào tạo nghề nghiệp và các doanh nghiệp trong tỉnh đã tuyển sinh đào tạo, kèm cặp truyền nghề cho 392.988 người... 5 năm qua, toàn tỉnh đào tạo, cung ứng cho thị trường trên 410.600 lao động, vượt 3,7% kế hoạch. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 55% năm 2015 dự kiến lên 70% năm 2020, đạt kế hoạch. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp có chuyển biến rõ rệt; 100% cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện, 96% cán bộ, công chức cấp xã và 99,5% viên chức đạt chuẩn về trình độ theo quy định. Ở cấp tỉnh và huyện, đã tổ chức đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho hơn 900 người trong nguồn quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý từ cấp trưởng phòng trở lên; đào tạo trung cấp lý luận chính trị cho hơn 4.000 người là trưởng, phó phòng, nguồn quy hoạch trưởng, phó phòng và tương đương; bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước cho 2.393 người. Đến nay, số lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện có trình độ tiến sĩ tăng từ 18 người năm 2015 lên 39 người, trình độ thạc sĩ tăng từ 638 người năm 2015 lên 1.004 người. Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh có khoảng 76.000 lượt người được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về khởi sự doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh. Lực lượng lao động lành nghề, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, các chuyên gia đầu ngành còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu lao động phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các ngành kinh tế mũi nhọn, như hóa dầu, nhiệt điện, công nghệ thông tin, chế biến chế tạo, tự động hóa... Lao động là người trong tỉnh làm việc tại các doanh nghiệp có công nghệ hiện đại, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ thấp. Một bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tuy đã được đào tạo chuẩn hóa nhưng còn thiếu tính chuyên nghiệp theo yêu cầu tiêu chuẩn chức danh. Việc cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng có nơi chưa gắn với quản lý, bố trí, sử dụng cán bộ theo vị trí việc làm và quy hoạch cán bộ; thu hút đội ngũ chuyên gia đầu ngành về tỉnh chưa nhiều. Năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu...

Trong những năm tới, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của tỉnh. Nâng chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, trang bị cho lao động những kỹ năng, kiến thức và công nghệ mới, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, phục vụ nhân lực cho các ngành kinh tế của tỉnh. Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, dạy nghề theo hướng xã hội hóa, gắn với nâng cao chất lượng đào tạo. Chú trọng dạy nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động vùng chuyên canh, vùng chuyển đổi cơ cấu kinh tế... Bám sát quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu và điều kiện cụ thể địa phương, đơn vị để chủ động triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19-5-2018, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo vị trí, chức danh công việc nhằm bảo đảm cho đội ngũ cán bộ đạt chuẩn về trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, dày dạn thực tiễn, có bản lĩnh trong xây dựng và hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Huy động đa dạng và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển đào tạo. Cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư cho các cơ sở đào tạo; quan tâm đầu tư từ ngân sách Nhà nước để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, công chức, chuyên gia đầu ngành, các lĩnh vực ưu tiên, các ngành, nghề tỉnh có lợi thế cạnh tranh. Cùng với đó, đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao...

Minh Hiếu


Minh Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]