(Baothanhhoa.vn) - Trước diễn biến phức tạp của bão số 4, tỉnh Thanh Hóa đã chủ động triển khai các phương án ứng phó.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thanh Hóa chủ động triển khai các phương án ứng phó vói bão số 4

Trước diễn biến phức tạp của bão số 4, tỉnh Thanh Hóa đã chủ động triển khai các phương án ứng phó.

Thanh Hóa chủ động triển khai các phương án ứng phó vói bão số 4

Lực lượng chức năng huyện Quảng Xương kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú ẩn an toàn.

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 13h giờ ngày 29/8, cơn bão số 4 (tên Quốc tế là Podul) có vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,6 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, ngay vị trí phía Nam đảo Hải Nam, cách đất liền các tỉnh Nghệ An - Quảng Trị khoảng 350 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88 km/giờ), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 120 km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20 km. Từ sáng sớm đến trưa ngày 30/8/2019, tâm bão số 4 sẽ đi vào đất liền các tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Bình, sau đó tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Để chủ động ứng phó với bão số 4, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã triển khai 1 Công văn (ngày 27/8/2019); Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh ban hành 1 Công điện (ngày 27/8/2019); UBND tỉnh đã ban hành 1 Công điện (ngày 28/8/2019) triển khai đến các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo, thực hiện một số nội dung sau:

Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa, lũ; thông tin, cảnh báo kịp thời đến chính quyền địa phương và người dân biết để chủ động triến khai các biện pháp phòng, tránh, ứng phó có hiệu quả, tránh tư tưởng chủ quan; thường xuyên cập nhật thông tin, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra, không đi vào khu vực nguy hiếm hoặc về nơi tránh trú; kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi và giữ liên lạc thường xuyên với các tàu, thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của bão, kể cả tàu vận tải, tàu du lịch; kiểm tra, hướng dẫn việc neo đậu tàu, thuyền tại bến, di chuyển, gia cố đảm bảo an toàn, giảm thiệt hại và không được để người ở lại trên các phương tiện, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy, hải sản; tổ chức hướng dẫn đảm bảo an toàn cho khách du lịch dọc ven biến, các hoạt động kinh tế trên biển, ven biển.

Tổ chức cấm biển từ 5h00 ngày 29/8/2019 đến khi bão suy yếu và tan dần; huy động tối đa lực lượng lao động và phương tiện để thu hoạch ngay diện tích lúa mùa đã chín từ 80% trở lên, với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”; kiểm tra, rà soát, chủ động sơ tán các hộ dân đang sống tại các khu vực nguy hiếm, ven sông, bãi sông, vùng trũng thấp, các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất để đảm bảo an toàn cho người và tài sản; rà soát và chuẩn bị sẵn sàng sơ tán dân khu vực ven biển theo phương án đã lập khi có lệnh; sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo an toàn cho các công trình đê điều, hồ đập, đặc biệt là các công trình đang thi công dở dang, các trọng điểm xung yếu, các cống dưới đê; chỉ đạo vận hành các hồ chứa để đảm bảo an toàn cho công trình và hạ du, không tích nước đối với các hồ chứa không đảm bảo an toàn; sẵn sàng triển khai phương án bảo vệ sản xuất, chống ngập úng, chủ động thực hiện tiêu nước đệm, giải tỏa ách tắc lòng sông và các trục tiêu để đảm bảo tốt việc tiêu úng và thoát lũ, đồng thời phải chủ động vận hành ngay các trạm bơm tiêu, cống tiêu khi có mưa lớn để bảo vệ diện tích lúa và hoa màu. Ngành Điện lực ưu tiên cấp điện cho tất cả các trạm bơm tiêu, cống tiêu; đồng thời rà soát, sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo an toàn cho hệ thống truyền tải điện. Chuẩn bị lực lượng canh gác tại các ngầm, tràn, bến đò, khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, nước chảy xiết để kiểm soát, hướng dẫn giao thông, đảm bảo an toàn cho người dân; kiểm tra cụ thể phương án "4 tại chỗ", trong đó chú trọng tích trữ lương thực, nhu yếu phẩm, phương tiện cứu nạn để phòng trường hợp mưa, lũ gây chia cắt dài ngày; đảm bảo thông tin liên lạc, sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn đế triến khai ứng cứu khi có yêu cầu. Chủ động bô trí lực lượng, vật tư, phương tiện đê khăc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

Vào 15h ngày 28/8/2019, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT đã tổ chức hội nghị trực tuyến để chuẩn bị ứng phó với bão số 4 với 2 điểm cầu địa phương là Thanh Hoá và Nghệ An. Tại điểm cầu Thanh Hoá, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh - Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Nguyễn Đức Quyền chủ trì hội nghị. Sau khi báo cáo công tác chuẩn bị của địa phương, tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của Trung ương, đồng chí Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh đã triển khai các nội dung, giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, các Sở, ngành, các đơn vị liên quan khẩn trương chuẩn bị tốt nhất công tác ứng phó với bão số 4.

Theo báo cáo của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, kết quả công tác kêu gọi tàu thuyền tính đển 16 giờ 00 phút ngày 29/8/2019 như sau:

Toàn tỉnh có 7.288 phưong tiện nghề cá với 25.554 lao động. Hiện nay, có 7.242 phương tiện/25.278 lao động đang neo đậu tại bến; hiện còn 46 phương tiện/276 lao động khai thác ven biển đang trên đường vào đất liền để neo đậu tránh, trú bão. Riêng 3 phương tiện/27 lao động xuất bến tại bến Ninh Cơ, tỉnh Nam Định (TH92688TS, TH93869TS, TH93738TS) không có thông tin liên lạc với bờ từ 13h00 ngày 28/8/2019, đến 12h20 ngày 29/8/2019, cả 3 phương tiện trên đã cập bến Ninh Cơ, Nam Định, đảm bảo an toàn về người và phương tiện. Đến thời điểm hiện tại, 46 phương tiện/276 lao động đang trên đường vào bờ đều đảm bảo thông tin liên lạc. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương, đồng thời chỉ đạo 4 Đài Thông tin báo bão thường xuyên giữ thông tin liên lạc với các phương tiện nêu trên. Từ 5h00 ngày 29/8/2019 các địa phương đã tiến hành cấm biển, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã phối hợp với chính quyền các địa phưong tổ chức quản lý chặt chẽ, tuyệt đối không cho người và các phương tiện, tàu, thuyền ra khơi.

Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa đã phối hợp với các địa phương kiểm đếm, hướng dẫn các tàu thuyền vào nơi neo đậu, tránh trú bão an toàn. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương khẩn trương tiêu nước đệm; chuẩn bị tốt mọi phương tiện như máy bơm điện, bơm dầu để tiêu úng; thu hoạch nhanh gọn diện tích lúa đã chín, diện tích rau màu đã đến kỳ thu hoạch;...

Các địa phương đã và đang huy động tối đa lực lượng lao động và phương tiện để thu hoạch ngay diện tích lúa mùa đã chín trên 70%. Đến nay, toàn tỉnh đã thu hoạch được 1.582 ha lúa.

Các ngành, các địa phương đã có kế hoạch sẵn sàng ứng phó với các tình huống xấu do bão số 4 gây ra; các lực lượng vũ trang (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh) đã chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để triển khai ứng cứu khi có yêu cầu.

PV


PV

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]