(Baothanhhoa.vn) - Ngày 25-5, ngày làm việc thứ hai, Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đánh giá tình hình thực hiện Quyết định số 289-QĐ/TU ngày 27-5-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và nhiều nội dung quan trọng khác.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện tốt chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững

Ngày 25-5, ngày làm việc thứ hai, Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đánh giá tình hình thực hiện Quyết định số 289-QĐ/TU ngày 27-5-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và nhiều nội dung quan trọng khác.

Toàn cảnh hội nghị.

Đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh và các Văn phòng Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh.

Sau hai năm thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020, Thanh Hóa là một trong những tỉnh giảm nghèo nhanh, hiệu quả trong cả nước. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ, ban chỉ đạo giảm nghèo, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có trọng tâm, trọng điểm công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo của các hộ nghèo, đồng thời triển khai thực hiện chương trình một cách đồng bộ, rộng khắp, tạo được sự thống nhất, đồng thuận cao trong nhận thức cũng như hành động của các cấp, các ngành. Toàn tỉnh đã giảm được 47.135 hộ nghèo (từ 128.893 hộ xuống còn 81.758 hộ), mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản được nâng lên về các chỉ tiêu, như: Tình trạng trẻ em trong độ tuổi được đi học, người cận nghèo mua thẻ bảo hiểm y tế, hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở, các công trình nước sạch, vệ sinh, tiếp cận thông tin truyền thông... do đó, mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo đã giảm từ 2,3 chỉ tiêu/hộ xuống còn 2,2 chỉ tiêu/hộ. Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh và các sở, ngành, tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh các chương trình phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích, kích cầu cho hộ nghèo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật; vận dụng các nguồn vốn từ các chương trình, dự án để hộ nghèo có thêm điều kiện sản xuất. Đã có 1.354 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được hưởng lợi từ các dự án, mô hình. Công tác dạy nghề và tạo việc làm được quan tâm và giải quyết việc làm mới cho 156.080 lao động.

Tuy có chuyển biến tích cực nhưng công tác giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại và chưa đạt được một số chỉ tiêu, như 5/8 chỉ tiêu đạt thấp so với mục tiêu đề ra; 12 huyện, thị xã có tỷ lệ hộ nghèo giảm thấp hơn so với chỉ tiêu kế hoạch bình quân theo khu vực, trong đó có 5 huyện chưa đạt chỉ tiêu giảm nghèo năm 2017; tình trạng tái nghèo, cận nghèo vẫn còn; một số sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh chưa thực hiện nghiêm túc các nội dung, nhiệm vụ theo chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh...

Tại hội nghị, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã phân tích, làm rõ một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế, tồn tại trên và bàn giải pháp trọng tâm cần thực hiện giai đoạn tiếp theo (2018-2020), góp phần thực hiện nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XVIII của Đảng bộ tỉnh, như: Nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm người đứng đầu các cấp, chú trọng vai trò của bí thư, trưởng thôn; phân tích nguyên nhân hộ nghèo, nhu cầu cần hỗ trợ (sản xuất, nhà ở, nước sạch, vệ sinh công cộng, dịch vụ xã hội) để xây dựng kế hoạch hỗ trợ giảm nghèo đúng trọng tâm, đúng đối tượng, phương pháp thực hiện giảm nghèo... trong đó chú trọng các huyện vùng sâu, vùng xa, ven biển để chương trình giảm nghèo thực sự có hiệu quả bền vững; Ban Thường vụ Tỉnh ủy cần rà soát lại thực hiện phân công các ban, sở, ngành cấp tỉnh trong việc hỗ trợ, đỡ đầu các xã nghèo, hộ nghèo cho hài hòa; hướng tới mọi sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh, huyện trong công tác giảm nghèo phải khơi dậy ý thức tự lực, chịu khó lao động, tiết kiệm của hộ nghèo; nâng cao công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp thực hiện giải pháp chủ lực, rường cột thì công tác giảm nghèo mới đạt hiệu quả; nên phân công sở, ngành, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy phụ trách huyện trực tiếp chỉ đạo đơn vị phụ trách giảm nghèo dựa vào nguyên nhân của nghèo thuộc nhóm nào để phân công giúp trên tinh thần tăng hỗ trợ sản xuất, giải quyết việc làm cho hộ nghèo. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải đột phá hơn nữa thông qua xây dựng kế hoạch cụ thể, các ngành, đơn vị cấp tỉnh xây dựng kế hoạch đến tận xã, cấp huyện xây dựng đến thôn về tỷ lệ thoát nghèo và đánh giá mức độ hoàn thành, xếp thi đua khen thưởng cuối năm...

Ghi nhận các ý kiến góp ý của các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy và đại biểu các ngành, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến kết luận: Đây là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước được tỉnh quan tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện bằng được và là một trong 5 chương trình trọng tâm của Nghị quyết XVIII Đảng bộ tỉnh. Tuy nhiên, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng chỉ ra nguyên nhân chủ yếu là do ngành, địa phương, đơn vị chưa thực hiện hết trách nhiệm, có đơn vị bỏ bẵng; lãnh đạo chỉ đạo có lúc, có thời điểm ở một số đơn vị chưa quyết liệt; kiểm tra giám sát chưa chặt chẽ, dẫn đến lãng phí, điều phối các nguồn hỗ trợ giảm nghèo chưa hiệu quả. Mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo giai đoạn tiếp theo là Thanh Hóa phấn đấu thực hiện tất cả các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong Quyết định 289-QĐ/TU trước 30-6-2020.

Trên cơ sở mục tiêu lớn đó, UBND tỉnh tiếp tục phân công, giao chỉ tiêu cụ thể từng năm cho từng đơn vị. Trước mắt, yêu cầu các cấp, ngành, tổ chức cơ sở đảng nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm thực hiện sự phân công của tỉnh, của huyện, xã trong giúp đỡ giảm hộ nghèo. Tỉnh sẽ có công văn yêu cầu ban thường vụ các huyện thực hiện nghiêm túc công tác giảm nghèo. Rà soát kết quả thực hiện đúng với tình hình ở từng cơ quan, đơn vị. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội - cơ quan thường trực ban chỉ đạo phải làm tốt công tác tổng hợp, phân tích kỹ các mục tiêu, chỉ tiêu để tham mưu cho tỉnh giao kế hoạch cho các đơn vị thực hiện, phấn đấu đến 30-6 phải xong, đơn vị nào không thực hiện phải chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đề nghị các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy được phân công, làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy 5 huyện chưa đạt chỉ tiêu, kế hoạch giảm nghèo năm 2017 để nắm tình hình cụ thể, làm riêng từng chuyên đề, huyện đó yếu nội dung gì để có giải pháp tháo gỡ. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện giúp đỡ từng hộ nghèo theo nguyên tắc cung cấp kiến thức, điều kiện cần thiết để giảm nghèo, cho hộ nghèo “cần câu” và tuyên truyền, vận động để hộ nghèo ý thức được trách nhiệm phải “câu cá”; đồng thời vận động anh em, dòng họ vận động hộ nghèo, cận nghèo ý thức tự vươn lên. Hệ thống cơ quan báo chí chú trọng tuyên truyền sâu hơn nữa ý thức tự lực vươn lên của hộ nghèo. Phân công lại việc chỉ đạo đỡ đầu các xã nghèo, đặc biệt chú ý các xã quá nghèo. Từ năm 2018 trở đi, các cơ quan cấp tỉnh sẽ bổ sung thêm tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành việc thực hiện đỡ đầu các đơn vị. Tăng cường chỉ đạo kiểm tra, xử lý vi phạm thực hiện chính sách giảm nghèo; kiểm tra, thanh tra về thực hiện nhiệm vụ. Đề nghị Văn phòng Tỉnh ủy rà soát các văn bản đôn đốc các huyện sơ kết công tác giảm nghèo nhanh và bền vững, giai đoạn 2016-2020.

Làm việc về nội dung dự thảo Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, sau khi nghe báo cáo chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và ý kiến góp ý của các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đồng chí Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh yêu cầu Sở Nội vụ sắp xếp lại một số nhiệm vụ, tính toán một số chỉ tiêu và bổ sung câu, từ chặt chẽ, phù hợp trước khi ban hành.

Về nội dung tờ trình xin ý kiến chỉ đạo về đổi tên, sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất. Còn lại 79 đơn vị chưa thực hiện sáp nhập, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến yêu cầu Sở Nội vụ cử cán bộ xuống các đơn vị, giúp các đơn vị tháo gỡ vướng mắc, hoàn thành mục tiêu.

Hội nghị cũng đã bàn một số nội dung quan trọng khác.


Lê Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]