(Baothanhhoa.vn) - Sau gần 5 năm triển khai, Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi Thanh Hóa đến năm 2020” đã đi vào cuộc sống và trở thành động lực để đồng bào các dân tộc địa phương vươn lên thoát nghèo.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giảm nghèo ở huyện Thường Xuân

Sau gần 5 năm triển khai, Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi Thanh Hóa đến năm 2020” đã đi vào cuộc sống và trở thành động lực để đồng bào các dân tộc địa phương vươn lên thoát nghèo.

Trồng cây ăn quả đang mở ra hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân xã Luận Thành.

Với quyết tâm chính trị cao, ngay sau khi Nghị quyết 09 ra đời, huyện Thường Xuân đã chủ động quán triệt nghị quyết đến các cấp ủy cơ sở, cán bộ, đảng viên trong toàn đảng bộ; các đoàn thể chính trị và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Theo tinh thần của nghị quyết, BCH Đảng bộ huyện Thường Xuân đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/HU về “Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Thường Xuân, giai đoạn 2016 – 2020”. Đồng thời, chỉ đạo các ngành, tổ chức đoàn thể chính trị và các xã, thị trấn cụ thể hóa Nghị quyết 09 bằng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể. Thông qua việc chủ động rà soát, điều chỉnh quy hoạch nông, lâm nghiệp phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Trên cơ sở phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực từ nguồn hỗ trợ đầu tư của các Chương trình 135, xây dựng nông thôn mới, Nghị quyết 30a, huyện đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã vùng sâu, vùng xa. Song song với đó, huyện chủ động tìm hướng sản xuất mới, nhằm “giải bài toán” thu nhập cho đồng bào các dân tộc, bằng việc đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất cây lúa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đồng đất miền núi, quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh cây mía, cây luồng, keo.

Đồng chí Lê Xuân Bình, Bí thư Đảng ủy xã Luận Thành, chia sẻ: “Là một xã vùng đặc biệt khó khăn, đồng bào Thái chiếm hơn 50% tổng dân số, nhưng vài năm trở lại đây Luận Thành đã thay da, đổi thịt. Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, ngành nghề nông thôn phát triển, đời sống người dân từng bước được nâng lên. Tỷ lệ hộ nghèo hiện nay đã giảm xuống còn 11,94%”. Để công tác giảm nghèo ở Luận Thành có được kết quả như vậy không thể không nói đến vai trò lãnh đạo của Đảng, tính tiên phong, gương mẫu đi đầu của mỗi cán bộ, đảng viên ở cơ sở. Theo đó, hàng năm xã thực hiện rà soát số hộ nghèo đến từng thôn, bản. Trên cơ sở rà soát, xã giao chỉ tiêu giảm nghèo cho từng thôn, bản và phân công các tổ chức đoàn thể, mỗi đồng chí trong đảng ủy xã phụ trách một thôn, bản để cùng cấp ủy giúp đỡ các hộ nghèo thoát được nghèo. Mặt khác, cấp ủy đảng cơ sở cùng với các tổ chức đoàn thể đánh giá, lựa chọn những hộ có khả năng thoát được nghèo trước để có những biện pháp tác động, giúp đỡ hiệu quả.

Cách đây một năm, gia đình bà Phạm Thị Đính, ở thôn Liên Thành vẫn nằm trong diện hộ nghèo của xã. Sau khi khảo sát, Hội LHPN xã Luận Thành nhận thấy gia đình bà Đính thiếu đất sản xuất, trong khi lao động lại dư thừa. Hội LHPN xã đã cùng với lãnh đạo thôn Liên Thành đến tận nhà vận động, tuyên truyền bà Đính cho con đi xuất khẩu lao động. Nhờ đó, gia đình bà Đính đã thoát khỏi diện hộ nghèo của xã. Tương tự, hội LHPN xã đã đứng ra tín chấp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Thường Xuân giúp chị Lò Thị Thương, ở thôn Minh Sơn được vay 30 triệu đồng để đầu tư trồng rừng, chăn nuôi gà dưới tán rừng. Nhờ đó, gia đình chị Thương đã có thu nhập ổn định, thoát được nghèo.

Không chỉ phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng cơ sở, việc thực hiện Nghị quyết 09 ở Thường Xuân còn xuất hiện những hình ảnh cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững để quần chúng nhân dân học tập và làm theo. Điển hình như: Anh Lương Ngọc Lai, Phó Bí thư Đoàn xã Luận Thành, với mô hình chăn nuôi gà dưới tán rừng; cựu chiến binh Ngọ Văn Bình, xã Ngọc Phụng, với mô hình nuôi ong lấy mật... Bên cạnh đó, các cấp ủy đảng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các chương trình hỗ trợ đầu tư của Đảng, Nhà nước về cơ sở hạ tầng, các lĩnh vực y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội. Cơ sở hạ tầng của huyện từng bước được cải thiện, phục vụ hiệu quả nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của nhân dân. Nhờ vậy, việc giảm nghèo của huyện Thường Xuân trong 3 năm qua đã đạt được những kết quả đáng mừng, dự kiến năm 2018 này tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 14,44%.

Có thể nói, Nghị quyết 09-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh đã làm thay đổi được nhận thức của cán bộ, đảng viên và đồng bào các dân tộc huyện Thường Xuân trong việc giải quyết vấn đề đói nghèo. Nghị quyết đã gắn việc giảm nghèo với việc tập trung phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp và khai thác hiệu quả tiềm năng thế mạnh của địa phương.


Bài và ảnh: Cầm Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]