(Baothanhhoa.vn) - Bá Thước là một trong sáu huyện miền núi nghèo thụ hưởng các chính sách ưu đãi đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn của tỉnh. Cấp ủy, chính quyền địa phương chủ động triển khai nhiều giải pháp phát huy nội lực nhằm giúp huyện giảm nghèo nhanh và bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng về công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở huyện Bá Thước

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng về công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở huyện Bá Thước

Hệ thống giao thông được đầu tư nâng cấp, tạo điều kiện cho nhân dân huyện Bá Thước xóa đói, giảm nghèo.

Bá Thước là một trong sáu huyện miền núi nghèo thụ hưởng các chính sách ưu đãi đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn của tỉnh. Cấp ủy, chính quyền địa phương chủ động triển khai nhiều giải pháp phát huy nội lực nhằm giúp huyện giảm nghèo nhanh và bền vững.

Đến thăm gia đình anh Hà Xuân Doanh tại xã Điền Quang, một điển hình trong phát triển mô hình chăn nuôi bò sinh sản, anh cho biết: Bắt đầu xây dựng mô hình kinh tế này từ năm 2014 khi gia đình được Chương trình 135 hỗ trợ 1 con bò cái sinh sản, đồng thời được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc nên bò phát triển tốt. Khi bò sinh sản anh Doanh giữ lại làm giống để mở rộng quy mô chăn nuôi. Đến nay, anh Doanh đã có 10 con bò sinh sản. Lợi nhuận từ chăn nuôi bò anh đầu tư xây dựng trang trại tổng hợp với 3 ao cá, 2,5 ha keo, 2,7 ha luồng,... thu nhập bình quân gần 200 triệu đồng/năm.

Cũng như gia đình anh Doanh, sau khi được Chương trình 135 hỗ trợ 1 con bò sinh sản, anh Trương Văn Dung đã cùng với gia đình mạnh dạn vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội huyện để tiếp tục đầu tư phát triển mô hình chăn nuôi. Nhờ được sự tư vấn của trạm khuyến nông huyện, lại được tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi, gia đình anh hiện nay đã sở hữu đàn trâu, bò hơn 30 con, kết hợp với việc trồng rừng và chăn nuôi ngan, gà... mỗi năm gia đình anh Dung thu nhập hàng trăm triệu đồng. Tháng 6-2018 vừa qua, gia đình anh Dung đã được ngân hàng chính sách xã hội huyện phê duyệt đề án vay vốn, tiếp tục thực hiện dự án phát triển chăn nuôi với quy mô lớn hơn, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho gia đình và nhiều lao động khác trên địa bàn.

Năm 2012, với sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án của Nhà nước, cấp ủy, chính quyền xã Điền Quang đã chỉ đạo hội nông dân xã xây dựng thí điểm phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn các thôn: Chiềng Mưng, Xay Luồi, Quang Bái... Từ nguồn vốn 1,5 tỷ đồng của “Dự án phát triển chăn nuôi” của Hội Nông dân tỉnh, cấp ủy, chính quyền xã đã chỉ đạo hội nông dân xã tiến hành rà soát cho hội viên vay vốn đầu tư chăn nuôi trâu, bò thịt, bò lai, bò sinh sản chất lượng cao. Từ những kết quả trong việc phát triển chăn nuôi đại gia súc, năm 2018, cấp ủy, chính quyền xã Điền Quang tiếp tục tạo điều kiện để cho 26 gia đình hộ nghèo, 6 gia đình hộ cận nghèo được dự án hỗ trợ, với tổng số tiền gần 400 triệu đồng. Từ nguồn tiền này, các gia đình đã được chính quyền xã, các tổ chức đoàn thể hướng dẫn, tạo điều kiện để phát triển chăn nuôi. Sau khi được hỗ trợ vốn, có 7 gia đình phát triển đàn gia cầm, số còn lại đều nuôi bò sinh sản. Cùng với đó, các hộ gia đình trên đã chủ động đầu tư thêm các loại cây trồng, vật nuôi, xây dựng gia trại, trang trại với quy mô vừa và nhỏ để tăng thêm thu nhập, qua đó giúp họ xóa đói, giảm nghèo bền vững. Đồng chí Hà Văn Quynh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Điền Quang cho biết: Được sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền xã, các chương trình, dự án đã giúp cho người nông dân xã Điền Quang tiếp cận được với khoa học - kỹ thuật trong chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi Thanh Hóa đến năm 2020”, với quyết tâm chính trị cao, các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch, chương trình hành động về công tác giảm nghèo nhanh và bền vững. Đồng thời, nhằm tạo bước đột phá trong công tác giảm nghèo, cấp ủy đảng, chính quyền huyện Bá Thước đã tìm hướng sản xuất mới cho người dân nông thôn. Bên cạnh đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương, huyện đã chủ động triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ sản xuất cho người dân. Trong giai đoạn 2015 - 2018, các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư ở Bá Thước được hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng khoanh nuôi, bảo vệ rừng; hơn 5 nghìn hộ được hỗ trợ giống, phân bón trị giá hơn 6,7 tỷ đồng để trồng, thâm canh các loại cây trồng; 580 hộ được hỗ trợ hơn 6 tỷ đồng mua trâu, bò sinh sản; 717 hộ được hỗ trợ gần 3 tỷ đồng mua dê, lợn nái, 162 hộ được hỗ trợ 407 triệu đồng chăn nuôi gia cầm; 98 hộ được hỗ trợ 192 triệu đồng làm chuồng trại chăn nuôi xa nhà ở... Ngoài ra, Chương trình 30a còn cấp vắc-xin tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm; hỗ trợ xây dựng 10 mô hình sản xuất cho người dân học tập và làm theo.

Thông qua các chương trình, dự án của Nhà nước, của tỉnh, bà con nông dân trên địa bàn huyện miền núi Bá Thước đã cùng với chính quyền các địa phương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Nhiều mô hình phát triển sản xuất đã được xây dựng, mang lại hiệu quả kinh tế cao và được nhân ra diện rộng, góp phần nâng cao đời sống, xóa đói, giảm nghèo bền vững theo đúng tinh thần nghị quyết đảng bộ huyện đã đề ra.

Nguyễn Minh


Nguyễn Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]