(Baothanhhoa.vn) - Sáng 23-4, tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về Hội nhập quốc tế, chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc “Tăng cường hội nhập quốc tế chủ động, sáng tạo, hiệu quả vì phát triển nhanh và bền vững”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường hội nhập quốc tế chủ động, sáng tạo, hiệu quả vì phát triển nhanh và bền vững

Sáng 23-4, tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về Hội nhập quốc tế, chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc “Tăng cường hội nhập quốc tế chủ động, sáng tạo, hiệu quả vì phát triển nhanh và bền vững”.

Tăng cường hội nhập quốc tế chủ động, sáng tạo, hiệu quả vì phát triển nhanh và bền vững

Toàn cảnh hội nghị tại Hà Nội (ảnh chụp màn hình)

Tham dự có đại diện lãnh đạo các cơ quan Đảng, Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước; đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; đại diện lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố tham dự trực tuyến cùng đại diện một số tổ chức quốc tế ở Việt Nam. Tại điểm cầu trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa có các đồng chí: Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành có liên quan của tỉnh.

Tăng cường hội nhập quốc tế chủ động, sáng tạo, hiệu quả vì phát triển nhanh và bền vững

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về Hội nhập quốc tế, chủ trì hội nghị. (ảnh chụp màn hình).

Tại hội nghị, các đại biểu được nghe các Báo cáo tổng quan về hội nhập quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2014-2019, trọng tâm hội nhập quốc tế đến năm 2021; Báo cáo kết quả hội nhập quốc tế trong lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng giai đoạn 2014-2019 và trọng tâm hội nhập quốc tế trong lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng đến năm 2021; Báo cáo kết quả hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2014-2019 và trọng tâm hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2021; Báo cáo kết quả hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, khoa học, giáo dục và các lĩnh vực khác giai đoạn 2014-2019 và trọng tâm hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, khoa học, giáo dục và các lĩnh vực khác đến năm 2021.

Tăng cường hội nhập quốc tế chủ động, sáng tạo, hiệu quả vì phát triển nhanh và bền vững

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa.

Tại Thanh Hóa, công tác hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng, quan hệ hợp tác giữa tỉnh Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố nước ngoài, tổ chức quốc tế được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Trong năm 2018, tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 7 dự án FDI, với tổng số vốn đầu tư đăng ký 78,66 triệu USD... Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 98 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký là 13,781 tỷ USD. Trong 4 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh thu hút được 5 dự án FDI, tổng số vốn đăng ký đầu tư đạt 44,3 triệu USD. Công tác vận động thu hút nguồn vốn ODA đạt kết quả tích cực, đến tháng 10-2018, trên địa bàn tỉnh có 16 chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi đang triển khai thực hiện, trong đó, có 10 dự án do UBND tỉnh Thanh Hóa làm chủ đầu tư, 6 dự án do các bộ, ngành trung ương làm chủ đầu tư. Hiện tỉnh Thanh Hóa đang vận động 3 dự án lgồm: Phát triển đô thị động lực Tĩnh Gia, vốn vay WB; Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đô thị Ngọc Lặc, vốn vay WB; Hệ thống nước thô chuỗi đô thị dọc Quốc lộ 47, thành phố Thanh Hóa và vùng phụ cận, vốn vay Hungary...

Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội, hoạt động hội nhập quốc tế tiếp tục được đổi mới về nội dung và hình thức; thường xuyên quảng bá, giới thiệu về thế mạnh, tiềm năng của tỉnh, góp phần năng cao vị thế hình ảnh, đất nước, con người, văn hóa đặc sắc xứ Thanh đến bạn bè quốc tế. Hiện tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước và của tỉnh về công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế đến các cấp, ngành, cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân. Tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống với các địa phương của nước CHDCND Lào, nhất là mối quan hệ hữu nghị với tỉnh Hủa Phăn. Đồng thời, mở rộng mối quan hệ hợp tác với các tỉnh, thành phố, cơ quan phát triển, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp nước ngoài; tập trung vào các quốc gia trong khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Nam Á và tổ chức các hoạt động xúc tiến dầu tư tại một số nước, như Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Pháp… Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo môi trường thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn đến đầu tư vào tỉnh. Triển khai có hiệu quả các nội dung thỏa thuận quốc tế, bản ghi nhớ hợp tác đã kỹ kết với các đối tác nước ngoài. Vận động, kêu gọi kiều bào là con em Thanh Hóa đang học tập, sinh sống ở nước ngoài hướng về đầu tư, xây dựng quê hương…

Tăng cường hội nhập quốc tế chủ động, sáng tạo, hiệu quả vì phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận hội nghị.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao kết quả đã được của các cấp ngành trung ương, địa phương, doanh nghiệp trong thực hiện công tác hợp tác quốc tế trong 5 năm qua. Đồng thời, nhấn mạnh hội nhập quốc tế luôn là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và an ninh, quốc phòng. Thủ tướng Chính phủ cảm ơn cộng đồng quốc tế luôn đồng hành cùng với Việt Nam giải quyết các vấn đề quốc tế. Thủ tướng chính phủ đề nghị Ban chỉ đạo quốc gia về Hội nhập quốc tế tập trung theo sát tình hình quốc tế để xác định rõ tầm nhìn, mục tiêu, định hướng chiến lược đối với công tác hội nhập, từ đó đề ra những nhiệm vụ, giải pháp, kế hoạch, chương trình hành động đối với từng lĩnh vực, nhất là cơ chế, chính sách, giải pháp cụ thể thúc đẩy hội nhập quốc tế chủ động, hiệu quả, bền vững, góp phần thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch 5 năm 2016-2020 và chuẩn bị xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030... Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp nhằm tận dụng hiệu quả cơ hội mở rộng thị trường của các đối tác, tăng tính khả năng trên thị trường khu vực và quốc tế. Thúc đẩy hợp tác, kết nối, tăng cường vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành trung ương và địa phương trong việc triển khai thúc đẩy các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế. Đào tạo, bồi dưỡng năng lực cán bộ tham gia hội nhập kinh tế quốc tế từ trung ương đến địa phương thông qua các chương trình đào tạo chuyên sâu. Tích cực triển khai các thỏa thuận đã cam kết tại các diễn đàn quốc tế. Đẩy mạnh tham gia, đóng góp các cơ chế, diễn đàn về văn hóa – xã hội, môi trường, giáo dục, khoa học, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cách mạng công nghiệp 4. 0. UBND các tỉnh, thành phố phải nắm vững pháp luật trong hội nhập quốc tế, chủ động phòng ngừa các âm mưu phá hoại quốc gia. Ngoài ra, các doanh nghiệp và người dân phải chủ động tìm hiểu, thực hiện các quy định của pháp luật trong hợp tác quốc tế.

Lê Hợi


Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]