(Baothanhhoa.vn) - Phát huy tinh thần tiền phong, gương mẫu, những năm qua, nhiều đảng viên trên địa bàn tỉnh đã đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế, góp phần làm lan tỏa trong các tầng lớp nhân dân về sự năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sức lan tỏa của những tấm gương đảng viên làm kinh tế giỏi

Phát huy tinh thần tiền phong, gương mẫu, những năm qua, nhiều đảng viên trên địa bàn tỉnh đã đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế, góp phần làm lan tỏa trong các tầng lớp nhân dân về sự năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Sức lan tỏa của những tấm gương đảng viên làm kinh tế giỏi

Trang trại trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi của đảng viên Nguyễn Đức Lục, ở thôn Thung, xã Ái Thượng (Bá Thước) hàng năm cho thu nhập cao.

Chúng tôi có dịp đến thăm mô hình VAC của anh Lê Văn Duẫn, ở thôn Ang, xã Giao An (Lang Chánh) - là một trong những mô hình kinh tế của đảng viên có hiệu quả và tạo được sức lan tỏa trong nhân dân. Hiện nay ngoài chăn nuôi bò, gà, anh đã đầu tư nuôi lợn cỏ. Do được tiếp thu kiến thức từ các lớp tập huấn, lại biết học hỏi kinh nghiệm, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh, nên đàn lợn cỏ của gia đình anh phát triển tốt. Mỗi lứa gia đình anh duy trì nuôi từ 40 đến 50 con lợn cỏ. Ngoài ra, gia đình anh còn trồng 20 ha cây keo và luồng. Mỗi năm, sau khi trừ chi phí, gia đình anh thu lãi gần 200 triệu đồng. Anh Duẫn chia sẻ: “Tôi cũng noi gương theo các đồng chí đảng viên trong chi bộ, thấy các đồng chí chăn nuôi, làm kinh tế giỏi, tôi học tập theo, đầu tư nuôi lợn cỏ, trồng keo, luồng, phát triển kinh tế gia đình, vươn lên xóa đói, giảm nghèo. Từ việc tự làm kinh tế, sẽ có kinh nghiệm thực tế hơn để giúp đỡ cũng như tuyên truyền cho bà con”.

Đến xã Ái Thượng (Bá Thước), chúng tôi thật sự ấn tượng với trang trại trồng cây cam, bưởi kết hợp với chăn nuôi của đảng viên Nguyễn Đức Lục, mặc dù tuổi đời còn khá trẻ nhưng đã có thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm. Ra đón chúng tôi, trên tay xách giỏ trái cây, anh Lục tươi cười nói: Trang trại đang trong vụ thu hoạch cam, bưởi nên ai cũng bận rộn. Dẫn chúng tôi qua con đường đất nhỏ dẫn vào bên trong trang trại, anh kể về quá trình “khởi nghiệp” của mình. Năm 2015, anh Lục đầu tư gần 1 tỷ đồng để trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi. Sau hơn 4 năm miệt mài lao động, anh Lục đã phủ xanh cả quả đồi, với hơn 2.000 gốc bưởi da xanh và bơ, 550 gốc dừa xiêm, gần 300 gốc cam, quýt. Bên cạnh đó, anh còn nuôi hơn 1.000 con gà. Hiện mỗi năm trang trại của gia đình anh Lục cho thu lãi khoảng 200 triệu đồng. Không chỉ đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình, anh Lục còn tạo việc làm cho 10 lao động địa phương tại trang trại của gia đình.

Được “mục sở thị” trang trại tổng hợp của gia đình anh Lê Công Nam, ở xã Vạn Thắng (Nông Cống) chúng tôi không khỏi “choáng ngợp” bởi quy mô, diện tích, sự chuyên nghiệp từ khâu quy hoạch đến tổ chức sản xuất. Bằng giọng từ tốn, anh Nam kể: Năm 2006, sau khi xuất ngũ trở về quê lập nghiệp, anh đã trải qua những năm tháng gian nan nhất trên quê hương mình. Năm 2010, nhờ có sự động viên giúp đỡ từ phía gia đình, anh Nam mạnh dạn đầu tư hơn 100 triệu đồng vào phát triển mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp trên diện tích đất 4,2 ha. Thời gian đầu khi bắt tay xây dựng trang trại, dẫu gặp không ít khó khăn, nhưng với quyết tâm thoát nghèo, anh Nam đã vượt lên tất cả. Sau hơn 9 năm, anh Lê Công Nam đã biến bãi đất hoang khô cằn trở thành những ao cá, vườn cây xanh tươi, trù phú. Hiện nay, trung bình mỗi năm, trang trại của gia đình anh cho thu lãi trên 300 triệu đồng; tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động địa phương với mức thu nhập từ 3,5 đến 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Năm 2015, sau khi nghỉ hưu, đảng viên – thương binh Ngô Văn Quyền, ở thôn Xuân Đài, xã Lộc Tân (Hậu Lộc) đã cùng gia đình đầu tư trang trại tổng hợp trên đất lúa kém năng suất, với diện tích hơn 2 ha. Hiện nay, trang trại của gia đình ông đang nuôi hơn 3.000 con gia cầm các loại, trong đó có hơn 1.000 con ngỗng sinh sản. Mỗi tháng, trang trại cung cấp ra thị trường 250.000 đến 350.000 con giống gia cầm. Bên cạnh đó, ông Ngô Văn Quyền còn đào ao nuôi cá, trồng thêm nhiều loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như nhãn lồng Hưng Yên, chuối ngự và các loại cây có múi. Năm 2019, dự kiến, trang trại của ông có thể thu lãi từ 400-500 triệu đồng.

Những đảng viên như anh Duẫn, anh Nam, anh Lục, ông Quyền đã và đang tạo động lực, niềm tin để nhân dân học tập, làm theo, góp phần vào công tác giảm nghèo bền vững tại các địa phương.

Bài và ảnh: Q.H



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]